Việc vệ sinh nhà xưởng tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi một quy trình cụ thể. Vì diện tích của nhà xưởng thường rất rộng và có mức độ bám bụi bẩn và chất thải trong quá trình sản xuất rất cao.
Nếu không thực hiện vệ sinh định kỳ và theo quy trình, sẽ gây hại cho sức khỏe của nhân viên lao động và ảnh hưởng đến việc lưu trữ và bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm.
Vậy, quy trình vệ sinh nhà xưởng bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Xem nhanh
I. Vệ sinh nhà xưởng là gì?
Các công việc vệ sinh nhà xưởng bao gồm lau chùi và quét dọn sàn nhà xưởng, vệ sinh máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất. Đây là những khu vực cần được dọn dẹp thường xuyên và định kỳ, bởi vì có lưu lượng người ra vào lớn và máy móc hoạt động lâu ngày, dễ dẫn đến bám bụi và tích tụ dầu nhớt thừa, gây hại cho thiết bị.
Nếu không xử lý sớm và đúng cách, nhà xưởng sẽ tích tụ quá nhiều chất bẩn và hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân công. Máy móc cũng sẽ bị hư hỏng nhanh chóng nếu bị bám đầy bụi.
Do đó, việc thực hiện quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh thường xuyên là rất quan trọng.
Tuy nhiên, để lên kế hoạch vệ sinh, doanh nghiệp cần chú ý đến nhiều yếu tố, bao gồm tiêu chuẩn vệ sinh, quy trình thực hiện và dụng cụ sử dụng.
II. Tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng
Nguyên tắc và trình tự vệ sinh nhà xưởng sản xuất:
- Vệ sinh từ khô đến ướt
- Vệ sinh từ trên xuống dưới
- Vệ sinh từ trong ra ngoài
- Vệ sinh theo nguyên tắc một chiều
1. Vệ sinh từ khô đến ướt
- Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên, vệ sinh khô để loại bỏ bụi bẩn và tác nhân vật lý trước khi tiến hành vệ sinh ướt.
- Trong giai đoạn này, nhân viên vệ sinh sẽ quét dọn nhà xưởng, lau sạch mạng nhện trên trần và tường, và sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trong không gian
- Sử dụng khăn khô và chổi để làm sạch máy móc và thiết bị có trong nhà xưởng. Đây là bước đệm đầu tiên để làm sạch bề mặt, nhằm giảm việc sử dụng hóa chất và nước trong quá trình vệ sinh ướt, đồng thời tối ưu hóa thời gian vệ sinh cho nhà xưởng.
2. Vệ sinh từ trên xuống dưới
- Vệ sinh nhà xưởng bắt đầu bằng việc làm sạch trần và vách trước khi tiến hành vệ sinh máy móc và sàn.
- Áp dụng nguyên tắc này giúp loại bỏ bụi bẩn và mạng nhện tích tụ trên trần và vách nhà xưởng.
- Vệ sinh từ trên xuống để tránh bụi bẩn rơi xuống máy móc và sàn nhà.
- Sau khi vệ sinh máy móc kỹ càng, tiếp tục làm sạch sàn để loại bỏ bụi bẩn.
- Đảo ngược thứ tự vệ sinh sàn trước sau đó làm sạch bụi trên trần sẽ gây tốn thời gian và làm cho nhà xưởng trở nên bẩn thêm.
3. Vệ sinh từ trong ra ngoài
- Vệ sinh bắt đầu từ khu vực bên trong để đảm bảo sạch sẽ và ngăn nắp, sau đó từ từ lau dọn ra các hành lang.
- Lau chùi cẩn thận trong các phòng sản xuất và chế biến trước khi vệ sinh khu vực ra vào và hành lang, nhằm đảm bảo không cần phải làm việc đó lần nữa.
- Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức, vì sau khi hoàn thành vệ sinh ở các khu vực bên trong, không cần phải quay lại.
4. Vệ sinh một chiều
- Đây là một nguyên tắc không thể thay đổi nếu muốn lau dọn hiệu quả, không chỉ áp dụng cho nhà xưởng mà còn có thể sử dụng trong việc vệ sinh một số khu vực của ngôi nhà.
- Áp dụng nguyên tắc lau dọn theo hướng một chiều khi làm sạch kính, sàn nhà và tường sẽ đảm bảo việc làm sạch theo chiều dọc mà không cần phải lau lại sau đó.
III. Quy trình vệ sinh nhà xưởng sản xuất từ a đến z
Sau khi nắm bắt về vệ sinh, bước tiếp theo quan trọng là hiểu rõ về quy trình vệ sinh nhà xưởng.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng đúng cách và khoa học giúp đơn giản hóa quá trình vệ sinh. Nên thực hiện quy trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tương tự các quy trình vệ sinh công nghiệp khác.
Điều này đảm bảo chất lượng làm sạch và tiết kiệm thời gian, tránh việc dọn dẹp lại nhiều lần nếu không có quy trình và tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng cụ thể.
Các bạn có thể tham khảo quy trình vệ sinh nhà xưởng sau:
1. Bước 1: Vệ sinh trần nhà xưởng
- Một trong những bước đầu tiên của quy trình vệ sinh chính là làm sạch từ trên xuống, vì thế bạn không thể nào bỏ qua vệ sinh trần nhà xường đầu tiên.
- Làm sạch trần nhà xưởng bằng việc quét màn nhện, lau các thanh xà ngang, bóng đèn, dây cáp điện trên trần nhà xưởng. Khu vực này sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thang đứng, các dụng cụ vệ sinh trần nhà, khăn lau và các dung dịch tẩy rửa phù hợp.
- Trần nhà xưởng ở các xưởng sản xuất các sản phẩm bình thường như giày dép, quần áo, linh kiện điện tử thường không quá bẩn, nên không nhất thiết vệ sinh quá thường xuyên.
2. Bước 2: Vệ sinh tường nhà xưởng
- Trong quá trình vệ sinh, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành lau tường và các thiết bị gắn trên tường.
- Các thiết bị gắn tường tại nhà máy bao gồm ổ cắm điện, công tắc,… Do đó, khi thực hiện làm sạch, cần tránh đổ nước trực tiếp lên các thiết bị này. Thay vào đó, sử dụng khăn lau và dung dịch tẩy rửa phù hợp để không gây hư hỏng hoặc nguy hiểm giật điện cho nhân viên vệ sinh nhà xưởng.
3. Bước 3: Vệ sinh máy móc, thiết bị nhà xưởng
- Đây là một bước quan trọng trong quy trình vệ sinh nhà xưởng, đòi hỏi sự cẩn thận, vì các dây chuyền máy móc sản xuất là những thành phần quan trọng cho hoạt động kinh doanh.
- Khi thực hiện vệ sinh, cần sử dụng các dung dịch tẩy rửa phù hợp để tránh gây hỏng thiết bị.
- Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào trong quá trình vệ sinh máy móc, cần báo ngay cho giám sát để có thể sửa chữa kịp thời.
4. Bước 4: Vệ sinh sàn nhà xưởng
- Vệ sinh sàn nhà xưởng là bước cuối cùng trong quy trình vệ sinh, sau khi đã hoàn thành việc làm sạch các phần trên cao và máy móc, để tránh việc xảy ra chồng chéo và tiết kiệm thời gian.
- Sàn nhà xưởng thường được làm bằng sơn epoxy hoặc bê tông, và cần được chà sạch và vệ sinh định kỳ để đảm bảo sạch sẽ hơn.
5. Bước 5: Nghiệm thu, kiểm tra tổng thể
- Sau khi hoàn thành quá trình làm sạch toàn bộ khu vực trong nhà xưởng, ở bước cuối cùng, ta cần kiểm tra lại tất cả các khu vực đã được dọn dẹp và vệ sinh, để đảm bảo chất lượng và tuân thủ yêu cầu.
- Để hỗ trợ việc kiểm tra một cách dễ dàng và chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo các mẫu checklist vệ sinh nhà xưởng.
IV. Check list chuẩn cho vệ sinh nhà xưởng
1. Bảng check list kiểm tra vệ sinh kho
2. Bảng check list công việc vệ sinh xưởng sản xuất
3. Bảng check list vệ sinh văn phòng
4. Bảng check list vệ sinh căng tin
5. Bảng check list vệ sinh toilet
6. Bảng check list khu vực locker
7. Bảng check list khu vực ngoại cảnh
V. Một số lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng
Để đảm bảo quá trình vệ sinh nhà xưởng diễn ra hiệu quả và tuân thủ quy trình vệ sinh cũng như các quy định về an toàn lao động, hãy lưu ý những điều sau đây:
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như mũ, găng tay khi nhân viên vệ sinh nhà xưởng thực hiện công việc.
- Tuân thủ nội quy của nhà xưởng, quy trình sản xuất và quy định về vệ sinh máy móc, không bỏ qua bất kỳ bước nào.
- Hạn chế tiếp xúc với các khu vực nguy hiểm như khu vực ổ điện, ổn áp.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa theo loại và lượng cần thiết để tránh gây hại cho nhà xưởng và nhân viên.
- Khi vệ sinh máy móc, tránh đổ nước trực tiếp để tránh hư hỏng và nguy hiểm điện.
- Sử dụng các thiết bị vệ sinh khi đã hiểu rõ về chúng và nắm vững quy trình vệ sinh nhà xưởng.
- Nhớ tuân thủ quy trình vệ sinh nhà xưởng đúng một lần nữa để đảm bảo không ảnh hưởng đến máy móc và nhân viên trong nhà xưởng, nơi diễn ra hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp.
Xem thêm tại: sieuthihoachatcongnghiep.com
VII. Lý do nên lựa chọn dịch vụ vệ sinh nhà xưởng sản xuất của Eco One Việt Nam
Những lý do Quý Khách Hàng nên lựa chọn dịch vụ vệ sinh của Eco One Việt Nam:
- Dịch vụ vệ sinh của Eco One Việt Nam luôn có giá tốt nhất trên thị trường
- Khi khách hàng có nhu cầu, chúng tôi sẽ lập tức triển khai qua khảo sát, lên phương án, báo giá miễn phí 100%
- Chất lượng dịch vụ cao cấp, nhanh chóng
- Cung cấp trọn bộ giải pháp cho khách hàng từ dịch vụ vệ sinh tới hóa chất sử dụng.
- Đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư xử lý hóa chất tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
- Đội ngũ công nhân vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, chuẩn quy trình
- Luôn bảo hành chất lượng mọi công trình
~~~ Liên Hệ ~~
Công Ty TNHH Eco One Việt Nam
Showroom : CN6 Khu công Nghiệp Vừa và Nhỏ Từ Liêm, Từ Liêm, Hà Nội
HotLine: 0904.563.963
Website: https://sieuthichattayrua.com/