Phụ gia phá bọt sơn nước trong ngành công nghiệp xây dựng

Sơn nhũ tương gốc nước hiện đang được sử dụng rộng rãi để sơn nhà trang trí và chống thấm trong các công trình xây dựng, kiến trúc. Ưu điểm của sản phẩm này là không có hơi dung môi hữu cơ phát thải làm ô nhiễm môi trường, giảm độc hại, không gây ra cháy nổ.

Trong quy trình sản xuất và thi công hiện tượng xuất hiện bọt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chính sơn. Điều này đòi hỏi sự can thiệp của phụ gia phá bọt sơn nước.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm cung ứng hóa chất và phụ gia trên thị trường Việt Nam, Eco One Việt Nam đã được nhiều khách hàng ủng hộ và công nhận sau khi liên tục giải quyết nhiều vấn đề về bọt trong sản xuất công nghiệp cho khách hàng. 

I. Phụ gia phá bọt sơn nước là gì?

Để đơn giản hơn về bản chất, chúng ta có thể hiểu như sau: Bọt ướt (wet foam) sinh ra trong quá trình sản xuất sơn, mực công nghiệp gốc nước và loại bọt này là loại bọt lớn (macro foam).

Còn bọt khô (dry foam) sinh ra trong quá trình thi công sơn phổ biến bằng cọ quét, con lăn và loại bọt này là loại bọt rất nhỏ (microfoam). Cả 2 loại bọt này đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sơn cũng như của màng sơn sau khi thi công, do bề mặt tường bị sần sùi, lồi lõm, giảm sức căng bề mặt, sơn mất độ bóng.

Phụ gia phá bọt chủ yếu được cho vào sơn trong quá trình nghiền sơn và là những thành phần không thể thiếu khi xây dựng công thức cho hầu hết các dòng sản phẩm sơn… Là một loại hóa chất hoạt động bề mặt nhằm phá vỡ cấu trúc bọt (gây nên hiện tượng các lỗ khí trong quá trình sản xuất và thi công). Làm cho bề mặt màng sơn được đồng đều và bền đẹp. Phụ gia phá bọt sơn nước có tác dụng làm tăng sức căng bề mặt của bọt khí nên làm cho các bọt khí dễ vỡ. Trong dung dịch nó có tác dụng tập hợp những bọt khí nhỏ thành bọt khí lớn rồi nổi lên trên bề mặt sơn rồi vỡ ra do các lực tác dụng.

II. Quy trình sản xuất sơn nước sử dụng phụ gia phá bọt

Mỗi một loại sơn sẽ có thêm một vài bước trong quy trình sản xuất tùy vào đặc tính và mục đích sử dụng. Tuy nhiên thì về cơ bản ở các xưởng sản xuất sơn, người ta sẽ sản xuất sơn theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Ủ muối

Ở bước này, các nguyên liệu chính như bột màu, bột độn, chất phụ gia, chất tạo màng và dung môi hữu cơ được đưa vào thùng ủ muối và khuấy với tốc độ thấp. Sau đó, hỗn hợp những nguyên liệu này được muối ủ trong vài giờ đồng hồ để đủ độ thấm ướt dung môi và chất tạo màng, tạo thành một hỗn hợp dạng nhão, chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất.

Bước 2: Nghiền sơn

Nghiền sơn là công đoạn chính khi vận hành máy sản xuất sơn nước. Đây cũng là bước quyết định phần lớn chất lượng sơn thành phẩm.

  • Đầu tiên, cần đưa hỗn hợp các nguyên liệu sơn đã được muối ủ chuyển vào thiết bị nghiền sơn.
  • Quá trình nghiền sơn sẽ tạo thành dung dịch dạng chất lỏng nhuyễn và mịn. Hiện tại thì hầu hết các dây chuyền gia công sơn nước hiện đại sẽ có cả các loại máy nghiền hạt ngọc loại đứng và loại ngang. Tùy vào yêu cầu về độ nhớt của hỗn hợp các nguyên liệu vừa muối ủ và chủng loại sơn mà nhà sản xuất sẽ sử dụng loại máy nghiền thích hợp.
  • Thời gian nghiền sơn phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn hoặc yêu cầu về độ mịn của sơn. Khi nghiền, cần lưu ý đảm bảo cho hỗn hợp sơn không bị nóng lên nhiều khiến cho dung môi bị bay hơi và tác động xấu đến các thành phần của hỗn hợp vừa nghiền xong. Thông thường, các xưởng, công ty sản xuất sơn sẽ sử dụng nhiều nước làm lạnh trong công đoạn này. Nước đưa vào máy nghiền cần phải có nhiệt độ từ 5 đến 7 độ C.

Bước 3: Pha sơn

Hỗn hợp sơn sau khi trải qua giai đoạn nghiền đã đạt được đến độ mịn theo yêu cầu thì sẽ được chuyển sang bước pha sơn. Hỗn hợp thành phẩm được chuyển sang một bể pha có máy khuấy liên tục. Có thể sẽ có vài lô hỗn hợp được đưa vào cùng một bể pha. Tại đây, hỗn hợp sơn này sẽ được bổ sung thêm chất tạo màng, dung môi và các  phụ gia cần thiết theo tỷ lệ riêng và theo yêu cầu của từng loại sơn khác nhau.

Bước 4: Lọc sơn

Đây là bước giúp loại bỏ những tạp chất dư thừa còn đọng lại trong sơn. Từ đó xả thải ra cặn sơn và nước thải. Đến khi sơn đã đạt được đến độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm được hoàn tất.

Bước 5: Đóng gói

Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất sơn. Ở công đoạn này, nhà sản xuất sẽ có thể đóng thùng trên dây chuyền tự động hoặc thủ công tùy vào quy mô của nhà máy và số lượng sản phẩm. Bao bì đựng sơn thường sẽ là những thùng nhựa hoặc kim loại tùy theo nhãn hiệu. Thùng sơn thành phẩm sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Trong quá trình nhập kho luôn được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình. Kho chứa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.

Các quá trình sản xuất sơn phụ khác

Ngoài 5 bước chính thì để cho ra đời được một thùng sơn thành phẩm. Quá trình sản xuất còn phải trải qua một số công đoạn phụ nhỏ nhưng rất tỉ mỉ như sau:

  • Vệ sinh: Trong khi sản xuất sơn thì việc vệ sinh các thùng chứa sơn đóng vai trò cực quan trọng để đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng sơn thành phẩm sau đó. Có thể dựa vào nguyên liệu sử dụng và loại sơn thành phẩm để quyết định vệ sinh thiết bị bằng nước hay dung môi.
  • Làm mát: Việc làm này được kết hợp một cách khéo léo cùng với quá trình nghiền sơn. Lúc này, nước sẽ được đưa qua hệ thống làm lạnh để hạ xuống còn 7 độ C trước khi đưa vào để làm mát thiết bị nghiền sơn.
  • Chưng cất dung môi: Trong quá trình sản xuất các loại sơn, việc vệ sinh thiết bị sẽ thải ra một lượng dung môi, chúng sẽ được thu gom lại để chưng cất rồi thu hồi thành dung môi sạch để sử dụng lại. Hiện nay thì các đơn vị sản xuất sơn hiện đại thường sử dụng phương pháp chưng cất chân không để đảm bảo an toàn, không xảy ra cháy nổ.

IV. Giới thiệu bộ sản phẩm phụ gia phá bọt sơn nước

1. EG S926 Phụ gia phá bọt cho sơn nước và lớp phủ

EG S926 Phụ gia khử bọt cho sơn và lớp phủ

Đóng gói: Can 25KG

Ứng dụng EG S926 Phụ gia khử bọt cho sơn và lớp phủ:

  • Sơn chống thấm, sơn
  • In ấn hàng dệt
  • Tẩy trắng và nhuộm
  • Sản xuất chất kết dính
  • Xử lý nước thải

Hướng dẫn sử dụng Phụ gia phá bọt cho sơn và lớp phủ EG S926:

Có thể được thêm trực tiếp trong quá trình sản xuất. Lắc đều trước khi sử dụng hoặc sử dụng sau khi pha loãng. Lượng bổ sung khác nhau tùy theo liều lượng của hệ thống. Lượng tốt nhất nên được xác định bằng thử nghiệm. Nói chung, liều lượng khoảng 0,1-0,3% để có được hiệu quả chống tạo bọt như mong đợi.

Bảo quản:

Nhiệt độ phòng Bảo quản (5°C-40 ° C), Tránh ánh nắng trực tiếp, hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Xuất xứ: TRUNG QUỐC

2. EG S637 Phụ gia phá bọt lớp sơn phủ

EG S637 Phụ gia phá bọt lớp sơn phủ

Đóng gói: Can 25KG

Ứng dụng EG-S637 Phụ gia phá bọt lớp sơn phủ :

  • Sơn chống thấm, sơn
  • In dệt, định cỡ, tiền xử lý, nhuộm
  • Tẩy trắng và nhuộm
  • Sản xuất chất kết dính
  • Xử lý nước thải
  • Mực nước

Hướng dẫn sử dụng:

Có thể được thêm trực tiếp trong quá trình sản xuất. Lắc đều trước khi sử dụng hoặc sử dụng sau khi pha loãng. Lượng bổ sung khác nhau tùy theo liều lượng của hệ thống. Lượng tốt nhất nên được xác định bằng thử nghiệm. Nói chung, liều lượng khoảng 0,1-0,3% để có được hiệu quả chống tạo bọt như mong đợi.

Bảo quản:

Nhiệt độ phòng Bảo quản (5°C-40 ° C), Tránh ánh nắng trực tiếp, hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Xuất xứ: TRUNG QUỐC

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Công Ty TNHH Eco One Việt Nam
HotLine: 0901355936 / Email: Ecoone.chem@gmail.com
Website: https://sieuthichattayrua.com/ | Siêu thị chất tẩy rửa | Thế giới chất tẩy rửa

5/5 (1 Review)