MỤC LỤC BỘ 15 CHẤT XỬ LÝ NƯỚC.
1.1 Phèn đơn nhôm sunphat là gì?. 6
1.2. Tính chất hóa lý của phèn đơn nhôm sunphat 7
1.3. Cách sản xuất phèn đơn tại Việt Nam hiện nay. 7
1.4. Ứng dụng của phèn đơn trong đời sống, sản xuất 8
1.5. Các ưu và nhược điểm của phèn đơn. 8
1.6. Khi sử dụng phèn đơn cần lưu ý điều gì?. 9
2.1. Phèn kép amoni nhôm sunfat NH4Al(SO4)2 là gì?. 10
2.2. Phèn kép NH4Al(SO4)2 có những tính chất nào?. 10
2.3. Cách điều chế phèn kép amoni nhôm sulfat NH4Al(SO4)2 11
2.4. Những công dụng của phèn kép NH4Al(SO4)2. 11
2.5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2 11
2.5.2. Cách bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2 11
3.1. Phèn sắt III clorua là gì?. 13
3.2. Tính chất lý hóa của phèn sắt III clorua. 13
3.3. Những phương pháp điều chế FeCl3 14
3.4. Ứng dụng quan trọng của sắt III clorua trong đời sống, sản xuất 14
3.4.1. Ứng dụng trong xử lý nước. 14
3.4.2. Ứng dụng trong công nghiệp. 14
3.4.3. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm.. 14
3.5. Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản sắt III clorua. 15
4.2. Những tính chất lí hóa nổi bật của thuốc tím Potassium permanganate. 16
4.3. Những ứng dụng của thuốc tím trong thực tế, sản xuất 16
4.3.1. Thuốc tím giúp loại bỏ chất vô cơ trong nước. 16
4.3.2. Giúp sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả. 16
4.3.3. Ứng dụng của thuốc tím trong y tế. 17
4.3.4. Giúp điều trị bệnh cho cá. 17
4.3.5. Các ứng dụng khác của thuốc tím.. 17
4.4. Những lưu ý cần thiết để bảo quản, sử dụng thuốc tím an toàn. 18
5.1. Nước Javel là gì? Công thức hóa học của nước Javen. 19
5.2. Tính chất đặc trưng của nước Javen. 19
5.3. Cách điều chế nước Javen được sử dụng hiện nay. 20
5.4. Nước javel được ứng dụng để làm gì?. 21
5.5. Nước javen được có khả năng tẩy màu, khử trùng mạnh?. 22
5.6. Lưu ý khí sử dụng và bảo quản nước Javen công nghiệp. 23
6.1. Oxy già công nghiệp là gì?. 25
6.2. Oxy già công nghiệp (H2O2) có đặc điểm, tính chất như thế nào?. 25
6.3. Điều chế/Sản xuất oxy già công nghiệp ra sao?. 25
6.4. Những công dụng nổi bật của oxy già công nghiệp. 26
6.4.1. Ứng dụng trong y tế của oxy già công nghiệp. 26
6.4.2. Vai trò của nước oxy già công nghiệp trong công nghiệp. 26
6.4.3. Trong xử lý nước thải 26
6.5. Những lưu ý khi bảo quản, lưu trữ hóa chất Hydro peroxit an toàn. 27
7.1. Polymer cation C1492 là gì?. 28
7.2. Tính chất hóa lý của Polymer cation C-1492. 28
7.3. Các ứng dụng của Polymer cation C1492. 29
7.4. Ưu nhược điểm của hóa chất xử lý nước Polymer cation C1492. 30
7.5. Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer cation C-1492. 31
9.2. Tính chất hóa lý của Polymer anion. 33
9.3. Ứng dụng của Polymer anion là gì?. 34
9.4. Ưu nhược điểm của Polymer anion 120C.. 35
9.4.1. Ưu điểm của Polymer anion 120C.. 35
9.4.2. Nhược điểm của Polymer anion 120C.. 35
9.5. Sự khác nhau giữa Polymer anion và Polymer cation trong xử lý nước. 36
9.6. Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer anion. 36
10.1. Polymer anion A1110 là gì?. 38
10.2. Đặc tính hóa lý của hóa chất xử lý nước Polymer anion A1110. 38
10.3. Những nguyên tắc sử dụng Polymer anion A1110: 39
10.4. Những ứng dụng của Polymer anion A1110 trong đời sống, sản xuất 40
10.4.1 Ứng dụng quan trọng của A1110 trong xử lý nước. 40
10.4.2. Ứng dụng trong các ngành sản xuất khác. 40
10.5. Cách sử dụng hóa chất Polymer anion A1110. 41
11.1. Chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) là gì?. 42
11.2. Tính chất của chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) 42
11.3. Nguyên tắc sử dụng của Polymer Anionic. 42
11.4. Ứng dụng của chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) 43
11.5. Bảo quản và lưu ý khi sử dụng Polymer Anionic. 43
11.6. Nơi mua chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) đảm bảo, uy tín. 43
12.1. Xút vảy Natri hydroxit là gì?. 45
12.2. Cấu trúc phân tử của Natri hydroxit 45
12.3. Những tính chất lý hóa đặc trưng của Natri hydroxit 46
12.3.1. Tính chất vật lý của xút vảy NaOH.. 46
12.3.2. Những tính chất hóa học của NaOH.. 46
12.4. Điều chế/Sản xuất hóa chất xút NaOH ra sao?. 46
12.5. Những ứng dụng quan trọng của Natri hydroxit 46
12.6. Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản xút vảy NaOH.. 47
13.2. Tính chất của mật rỉ đường. 48
13.4. Sản xuất mật rỉ đường. 50
13.5. Mục đích sử dụng mật rỉ đường trong cuộc sống. 50
13.5. 1. Trong ngành thực phẩm.. 50
13.5.2. Trong nuôi trồng thủy sản. 50
13.5.3. Trong sản xuất công nghiệp. 51
13.5.4. Trong ngành nông nghiệp. 51
13.5.5. Mật rỉ đường xong xử lý nước thải 51
14.1. Than bột hoạt tính là gì?. 52
14.2. Những tính chất, đặc điểm nổi bật của than bột hoạt tính. 53
14.3. Phân biệt than hoạt tính và than tre như thế nào?. 53
14.4. Những ứng dụng của than bột hoạt tính là gì?. 53
14.4.1 Ứng dụng trong công nghiệp của than hoạt tính. 54
14.4.2 Ứng dụng trong y tế. 54
14.4.3 Những ứng dụng trong nông nghiệp. 55
14.4.4 Vai trò trong ngành mỹ phẩm của than hoạt tính. 55
15.1. Calcium hypochlorite là gì?. 56
15.2. Tính chất hóa lý của Chlorine 70%.. 57
15.3. Điều chế/sản xuất hóa chất Calcium hypochlorite. 58
15.4. Ứng dụng của Calcium hypochlorite. 58
15.4.2. Xử lý nước cấp, nước giặt công nghiệp. 59
15.4.3. Xử lý nước nuôi trồng thủy sản. 59
15.4.4. Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. 59
15.4.5. Vệ sinh các điểm cộng đồng. 59
15.5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Calcium hypochlorite 70% Nhật Bản. 59
15.5.2. Lưu ý khi bảo quản. 60
Xem nhanh
1. Phèn đơn Nhôm sunphat Al2(SO4)3.18H2O, Việt Nam
Phèn đơn Nhôm sunphat hay Phèn đơn Aluminium sulfate (Nhôm sunfat). CTHH: Al2(SO4)3.18H2O. CAS: 10043-01-3, xuất xứ: Việt Nam. Là tinh thể màu trắng hoặc hơi vàng. Thường được sử dụng làm chất keo tụ trong xử lí nước. Quy cách đóng gói: 25kg/bao.
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm: | Phèn đơn Nhôm sunphat |
Tên gọi khác: | Nhôm sunfat, Alumium sunphate |
Công thức hóa học: | Al2(SO4)3.18H2O |
CAS: | 10043-01-3 |
Xuất xứ: | Việt Nam |
Quy cách: | 25kg/bao |
Phèn đơn Nhôm sunphat Al2(SO4)3.18H2O được sử dụng chủ yếu rong xử lý nước thải, nước sinh hoạt. Sản phẩm được VIETCHEM phân phối 25kg/bao, giao hàng trên toàn quốc. Thông tin sản phẩm, tính chất, ứng dụng, cách bảo quản được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Phèn đơn nhôm sunphat là gì?
- Tính chất hóa lý của phèn đơn nhôm sunphat
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Cách sản xuất phèn đơn tại Việt Nam hiện nay
- Ứng dụng của phèn đơn trong đời sống, sản xuất
- Các ưu và nhược điểm của phèn đơn
- 1. Ưu điểm
- 2. Nhược điểm
- Khi sử dụng phèn đơn cần lưu ý điều gì?
- 1. Lưu ý khi sử dụng
- 2. Lưu ý khi bảo quản
1.1 Phèn đơn nhôm sunphat là gì?
Phèn đơn hay còn được biết đến với cái tên là phèn đơn nhôm sunfat là một hợp chất vô cơ dạng ngậm nước có công thức hóa học Al2(SO4)3.18H20. Ứng dụng chủ yếu của phèn đơn là dùng trong xử lý nước thải, nước cấp với vai trò là chất keo tụ. Ngoài ra, phèn đơn cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng, dệt nhuộm…
1.2. Tính chất hóa lý của phèn đơn nhôm sunphat
1.2.1 Tính chất vật lý
- Ngoại quan: dạng bột mịn, màu trắng đục, hút ẩm tốt và tan dễ dàng trong nước nhưng lại không hòa tan trong ancol và các axit loãng. Công thức hó học của phèn đơn là Al2(SO4)3
- Khối lượng mol của phèn nhôm là 258.205 g/mol
- Khối lượng riêng của phèn nhôm là 1.725 g/cm3
- Tỷ trọng của phèn nhôm là 1.760 kg/m3
- Phèn nhôm có nhiệt độ nóng chảy là 92 – 93 °C, nhiệt độ sôi là 200 °C
- Phân tử gam là 258.207 g/mol
- Độ hòa tan trong nước của phèn nhôm là 14.00 g/100 ml ở nhiệt độ 20 °C và 36.80 g/100 ml ở 50 °C.
1.2.2. Tính chất hóa học
Phèn nhôm mang đầy đủ tính chất hóa học của một muối sunfat, đó là:
- Al2(SO4)3tác dụng với dung dịch bazo để tạo ra muối mới và bazo mới
Al2(SO4)3 + 6KOH(vừa đủ) → 3K2SO4 + 2Al(OH)3
- Al2(SO4)3tác dụng với dung dịch muối khác để tạo ra 2 muối mới
Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(NO3)3
- Al2(SO4)3phản ứng với kim loại mạnh hơn để tạo ra muối mới và kim loại mới
3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al
Tính chất lý hóa của phèn đơn nhôm sunfat
1.3. Cách sản xuất phèn đơn tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, phèn đơn thường được sản xuất từ cao lanh còn ở miền Nam, phèn đơn lại đưọc sản xuất từ nhôm hydroxit.
Phèn đơn có thể được điều chế bằng cách thêm nhôm hydroxit, Al(OH)3 vào dung dịch axit sunfuric H2SO4 .Phản ứng xảy ra như sau:
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
hoặc nung nóng kim loại nhôm trong dung dịch axit H2SO4: Phương trình phản ứng như sau:
2Al(s) + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (g)
Chất lượng các loại phèn đơn được sản xuất ở trong nước cũng tương đương với chất lượng các sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất tại các quốc gia khác.
1.4. Ứng dụng của phèn đơn trong đời sống, sản xuất
Ứng dụng đầu tiên và cũng là ứng dụng quan trọng nhất của phèn đơn là trong lĩnh vực xử lý nước thải. Tương tự như hóa chất trợ lắng PAC, phèn đơn cũng được dùng để xử lý nước thải thông qua cơ chế keo tụ các chất chất thải rắn lơ lửng trong nước để tạo bông to hơn và khiến các chất này bị lắng xuống dưới đáy bể. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xử lý bùn sau này, đồng thời cũng làm cho nước trong hơn.
Xử lý nước thải bằng phèn đơn
- Trong công nghiệp dệt nhuộm: Phèn đơn được sử dụng như một chất gắn màu, giúp cho các sợi vải giữ được màu lâu hơn bình thường nhiều lần.
- Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy: Phèn đơn được thêm vào bột giấy cùng với muối nhằm mục đích tạo ra các gốc hydroxit từ phản ứng thủy phân để tăng khả năng bám dính của xenlulozơ lại với nhau, nhờ đó mà khi viết mực sẽ không bị nhòe.
- Trong y học: Phèn đơn giúp giải độc, đặc biệt là sát trùng ngoài da, hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh ghẻ, lang ben, hắc lào…Ngoài ra, nó còn là phương thuốc chữa bệnh đau răng hiệu quả, giúp tẩy ố áo quần hoặc giảm đau khi bị côn trùng cắn.
- Trong công nghiệp xây dựng: Được sử dụng với vai trò là tác nhân chống thấm và phụ gia tăng tốc quá trình làm khô, kết dính trong bê tông. Bên cạnh đó, hóa chất này cũng được sử dụng trong các bình chữa cháy với vai trò là tác nhân tạo bọt.
1.5. Các ưu và nhược điểm của phèn đơn
1.5. 1. Ưu điểm
- Được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nên rất dễ tìm, có số lượng lớn và giá thành phải chăng.
- Không độc hại, đảm bảo an toàn và rất dễ sử dụng.
- Công nghệ xử lý với hóa chất rất đơn giản và dễ thao tác.
Trước và sau khi sử dụng hóa chất xử lý nước
1.5. 2. Nhược điểm
- Nếu sử dụng phèn đơn trong xử lý nước hồ bơi thì nước sẽ bị giảm nồng độ pH. Cách xử lý trường hợp này là dùng Natri Hydroxit để cân bằng lại độ pH.
- Trong trường hợp sử dụng quá liều sẽ gây ra hiện tượng phá hủy keo tụ và khiến cho nước tái đục trở lại.
- So với PAC thì phèn đơn có khả năng loại bỏ các tạp chất hữu cơ và ion kim loại nặng kém hơn. Nếu muốn tăng hiệu quả sử dụng thì cần phải dùng thêm phụ gia trong quá trình xử lý nước.
1.6. Khi sử dụng phèn đơn cần lưu ý điều gì?
1.6. 1. Lưu ý khi sử dụng
- Liều lượng sử dụng: Cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà nhà sản xuất hóa chất đã khuyến cáo, nếu vượt quá sẽ phá hủy keo tụ và làm mất tác dụng xử lý nước thải
- Phải kết hợp các chất phụ trợ khác: Trong quá trình xử lý nước thải, nếu muốn đạt được hiệu quả xử lý nước như mong muốn, người dùng bắt buộc phải thêm vào các chất phụ trợ khác như trợ keo tụ, trợ tạo bông, trợ lắng, giảm tích bùn…
- Phèn đơn có thể làm tăng dư lượng ion Al3+và SO42- trong nước sau xử lý. Lượng dư ion này lại vô tình là chất gây độc với hệ sinh vật trong nước.
- Phèn đơn cũng làm giảm nồng độ pH của nước sau xử lý, do đó phải liên tục nạp NaOH để duy trì ổn định.
1.6. 2. Lưu ý khi bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Tránh xa tầm tay trẻ em, tránh xa nguồn nhiệt.
2. Phèn kép Amoni nhôm sunfat NH4Al(SO4)2 Loại 25KG.
Mô tả nhanh
Phèn kép Amoni nhôm sunfat hay Amoni nhôm Sulfat có công thức hóa học NH4Al(SO4)2 là hợp chất muối vô cơ có dạng hạt tinh thể nhỏ màu trắng, tan nhanh trong nước. CAS: 7784-25-0, xuất xứ: Việt Nam, quy cách: 25kg/bao. Là chất keo tụ các tạp chất, làm chúng kết dính lại và ngưng tụ, làm trong nước thải ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, công nghiệp xử lý nước, sản xuất xi măng, chất khử mùi, ngành da, nhuộm và dệt may, pH trong khoảng 4-5…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm: | Phèn kép Amoni nhôm sunfat |
Ten gọi khác: | Amoni nhôm Sulfat |
Công thức hóa học: | NH4Al(SO4)2 |
CAS | 7784-25-0 |
Xuất xứ: | Việt Nam |
Hàm lượng: | Al2O3 >10% |
Đóng gói: | 25kg/bao |
Phèn kép Amoni nhôm sunfat có công thức hóa học là NH4Al(SO4)2. Đây là hợp chất muối vô cơ, dạng hạt màu trắng, tan nhanh trong nước. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong xử lý nước, sản xuất xu măng, chất khử mùi,…
Mục lục
- Phèn kép amoni nhôm sunfat NH4Al(SO4)2 là gì?
- Phèn kép NH4Al(SO4)2 có những tính chất nào?
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Cách điều chế phèn kép amoni nhôm sulfat NH4Al(SO4)2
- Những công dụng của phèn kép NH4Al(SO4)2
- Lưu ý khi sử dụng và bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2
- 1. Lưu ý khi sử dụng
- 2. Cách bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2
2.1. Phèn kép amoni nhôm sunfat NH4Al(SO4)2 là gì?
NH4Al(SO4)2 hay amoni nhôm sulfat là hóa chất tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng hoặc màu vàng đục. Đây là chế phẩm chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải.
Phèn kép Amoni nhôm sunfat dạng hạt màu trắng
2.2. Phèn kép NH4Al(SO4)2 có những tính chất nào?
2.1. Tính chất vật lý
NH4Al(SO4)2 có đặc điểm ngoại quan là tồn tại ở dạng tinh thể, có màu trắng hoặc màu vàng đục ở dạng bột. Tùy vào hàm lượng sắt có trong NH4Al(SO4)2 mà phèn kép lỏng sẽ có màu vàng, màu xanh nhạt hoặc không màu.
2.2. Tính chất hóa học
NH4Al(SO4)2 có đặc tính làm đông, kết bông, tạo nhũ tương và giá thành tương đối thấp nên nó được sử dụng trong xử lý nước thải. Với đặc tính làm đông và kết bông, phèn kép giúp loại bỏ độ đục, carbon hữu cơ, TOC, chất rắn lơ lửng và làm giảm nhu cầu oxy sinh hóa trong quá trình xử lý nước.
Với đặc tính làm đông và kết bông, phèn kép giúp loại bỏ độ đục trong nước
2.3. Cách điều chế phèn kép amoni nhôm sulfat NH4Al(SO4)2
Phèn kép được làm từ nhôm hydroxit, axit sunfuric và amoni sunfat NH4Al(SO4)2 để tạo thành một dung dịch rắn với phèn kali. Nó cũng được sản xuất bằng cách nhiệt phân lá alumina. Alumina chủ yếu được dùng trong sản xuất bột nghiền và ;sử dụng làm tiền chất của đá quý tổng hợp .
2.4. Những công dụng của phèn kép NH4Al(SO4)2
- Phèn kép NH4Al(SO4)2được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực xử lý nước thải với vai trò là chất keo tụ các tạp chất. NH4Al(SO4)2 giúp kết dính các chất thải rắn lơ lửng trong nước, khiến các hạt rắn đông tụ lại và lắng xuống đáy của thùng chứa hoặc đáy bể. Nhờ đó mà nước sẽ trong hơn và quá trình này được gọi là quá trình keo tụ hoặc đông tụ.
- Phèn kép còn được sử dụng nhiều trong lọc nước, sản xuất xi măng, chất khử mùi, ứng dụng trong ngành da, nhuộm và dệt may,…
- NH4Al(SO4)2là thành phần của bột nở, bột chữa cháy…
Ứng dụng phèn kép trong xử lý nước thải
2.5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2
2.5.1. Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng amoni nhôm sulfat NH4Al(SO4)2 cần mặc trang phục bảo hộ lao động gồm găng tay, khẩu trang, ủng, kính mắt,….
2.5.2. Cách bảo quản hóa chất NH4Al(SO4)2
- Bảo quản phèn kép trong các bao tải, bao nhựa PP trong túi PE.
- Để trong kho thóang mát và tránh xa các loại hóa chất độc hại.
3. Phèn sắt(III) clorua FeCl3, Trung Quốc, 50kg/thùng
Sắt (III) clorua tồn tại ở dạng khan là những vẩy có tinh thể mày nâu đen hoặc phiến lớn hình sáu mặt. Nó được dùng làm tác nhân khắc axit cho bản in, chất cẩm màu, chất xúc tác…Trong ứng dụng công nghiệp, clorua sắt (III) được sử dụng trong xử lý nước thải và sản xuất nước uống. Trong ứng dụng này, FeCl3 trong nước hơi cơ bản phản ứng với các ion hydroxit để tạo thành hydroxit sắt (III)
Mô tả sản phẩm
Tên gọi | Phèn sắt III clorua |
Công thức hóa học | FeCl3 40% |
Xuất xứ | Trung Quốc |
CAS | 7705-08-0 |
Quy cách đóng gói | 50 kg/thùng |
Phèn sắt III clorua FeCl3 dạng vẩy có tinh thể màu nâu đen đang được phân phối số lượng lớn trên toàn quốc. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải, nước sinh hoạt. Thông tin tính chất, đặc điểm, ứng dụng FeCl3 được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Phèn sắt III clorua là gì?
- Tính chất lý hóa của phèn sắt III clorua
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Những phương pháp điều chế FeCl3
- Ứng dụng quan trọng của sắt III clorua trong đời sống, sản xuất
- 1. Ứng dụng trong xử lý nước
- 2. Ứng dụng trong công nghiệp
- 3. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm
- 4. Ứng dụng khác
- Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản sắt III clorua
- Mua sắt III clorua ở đâu để đảm bảo uy tín – chất lượng?
3.1. Phèn sắt III clorua là gì?
Phèn sắt III cloru hay còn được gọi là Ferric chloride,sắt III clorua và có công thức hóa học là FeCl3. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước sinh hoạt,… Sắt (III) clorua tồn tại ở dạng khan là những vẩy có tinh thể màu nâu đen hoặc phiến lớn hình sáu mặt.
Phèn sắt III clorua FeCl3 dạng khan màu nâu đen
3.2. Tính chất lý hóa của phèn sắt III clorua
2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Dạng khan hình vảy màu nâu đen, mùi đặc trưng và có độ nhớt cao
- Khối lượng mol: 162.2 g/mol (khan) và 270.3 g/mol (ngậm 6 nước)
- Khối lượng riêng: 2.898 g/cm3 (khan) và 1.82 g/cm3 (ngậm 6 nước)
- Điểm nóng chảy: 306 °C (khan) và 37 °C (ngậm 6 nước)
- Điểm sôi: 315 °C
- Tính tan: Tan được trong nước, rượu và các dung môi khác
2.2. Tính chất hóa học
FeCl3 dạng khan có tính oxi hoá với những tính chất như sau:
- Tác dụng với sắt thông qua thí nghiệm: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua.
2FeCl3 + Fe → 3FeCl2
- Có tác dụng với Cu tạo ra muối sắt II clorua và đồng clorua.
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- Khi nó được sục khí H2S vào sẽ có hiện tượng vẫn đục.
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
- Khi được cho vào dung dịch KI và benzen sẽ có hiện tượng dung dịch màu tím.
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
Tính chất lý hóa của phèn sắt III clorua
3.3. Những phương pháp điều chế FeCl3
- Hóa chất này được điều chế từ phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4đặc nóng. Phương trình phản ứng:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2Fe + 6H2O + 6NO2Cl ⟶ 3H2 + 6HNO3 + 2FeCl3
Fe + 4HCl + KNO3 ⟶ 2H2O + KCl + NO + FeCl3
- Tạo ra từ phản ứng của hợp chất Fe(III) với axit:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
FeS2 + 3HCl + 5HNO3 ⟶ 2H2O + 2H2SO4 +5NO +FeCl3
3.4. Ứng dụng quan trọng của sắt III clorua trong đời sống, sản xuất
3.4.1. Ứng dụng trong xử lý nước
Chúng có vai trò quan trọng trong trợ lắng, tạo bông keo tụ các chất cặn lơ lửng trong nước thải. Đặc biệt FeCl3 còn phản ứng tạo kết tủa với các ion nhóm phosphate trong nước. Nó có thể hoạt động trong khoảng pH rộng nên xử lý nước thải công nghiệp, nước thải đô thị và nước thải tích tụ nhiều bùn rất tốt.
Phèn sắt ứng dụng trong xử lý nước
3.4.2. Ứng dụng trong công nghiệp
Đây là chất mang quan trọng trong thành phần của nhiều loại thuốc trừ sâu hiện nay, chất cầm màu trong dệt nhuộm, sản xuất bo mạch in, tổng hợp hữu cơ và ứng dụng trong nhiếp ảnh
3.4.3. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm
Sắt III clorua dùng như thuốc thử, chất làm khô trong các phản ứng hóa học
3.4.4. Ứng dụng khác
Nó còn ứng dụng trong xi mạ, luyện kim, bảng mạch PCB, thành phần trong các bồn tẩy tạp chất gang, thép…
3.5. Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản sắt III clorua
Sắt III clorua là hóa chất ăn mòn khá mạnh, đồng thời nó cũng là chất gây kích ứng da, mắt nghiêm trọng. Nên khi sử dụng phải trang bị đồ bảo hộ đầy đủ như:
- Đeo mặt nạ tránh hít phải hơi FeCl3hoặc bột bắn vào mặt
- Mang găng tay cao su, dày bảo hộ, quần áo chống hóa chất khi tiếp xúc
- Lưu ý đây cũng là chất khi tan trong nước sẽ sinh ra nhiệt, nên khi pha trộn cần pha đúng tỉ lệ khuyến cáo và giữ khoảng cách an toàn khi thực hiện
- Lưu trữ trong điều kiện khô ráo, tránh xa các hóa chất có tính bazơ mạnh.
- Bảo quản trong thùng nhựa hoặc thùng sắt có tráng lớp epoxy chống ăn mòn
4. Potassium permanganate KMnO4 99%,
Mô tả nhanh
Potassium permanganate hay thuốc tím, có CTHH: KMnO4. CAS: 7722-64-7. Hàm lượng 99%, xuất xứ: Trung Quốc, Quy cách: 50 kg/thùng. Dạng hạt cát hoặc tinh thể màu tím than, có ánh kim. Dung dịch loãng có màu tím đỏ tan trong nước, bị phân hủy bởi cồn và oxy già. Dùng để khử trùng, sát khuẩn trong công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và y tế, dược phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải chú ý liều lượng, tránh lạm dụng quá mức sẽ gây nên những hậu quả …
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm: | Potassium permanganate |
Tên hóa học: | Thuốc tím, Kaly pemanganat |
Công thức hóa học: | KMnO4 |
CAS: | 7722-64-7 |
Hàm lượng: | 99% min |
Xuất xứ: | Trung Quốc |
Quy cách: | 50 kg/ thùng sắt |
Mục lục
- Thuốc tím là gì?
- Những tính chất lí hóa nổi bật của thuốc tím Potassium permanganate
- Những ứng dụng của thuốc tím trong thực tế, sản xuất
- 1. Thuốc tím giúp loại bỏ chất vô cơ trong nước
- 2. Giúp sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả
- 3. Ứng dụng của thuốc tím trong y tế
- 4. Giúp điều trị bệnh cho cá
- 5. Các ứng dụng khác của thuốc tím
- Những lưu ý cần thiết để bảo quản, sử dụng thuốc tím an toàn
- Lựa chọn mua thuốc tím ở đâu đảm bảo chất lượng, giá tốt nhất?
4.1. Thuốc tím là gì?
Thuốc tím hay còn gọi là Kali pemanganat, có công thức hóa học là KMnO4.
Cấu trúc phân tử của thuốc tím Kali pemanganat
4.2. Những tính chất lí hóa nổi bật của thuốc tím Potassium permanganate
- Là chất rắn, không mùi, tồn tại dưới dạng tinh thể tím đậm. Tuy nhiên, nếu bạn không cất giữ cẩn thận, nó sẽ chuyển sang màu tím hơi nâu giống đồng.
- Tan vô hạn trong nước tạo thành dung dịch có màu tím đậm. Nếu dung dịch loãng thì sẽ là màu tím đỏ.
- Là chất oxy hóa mạnh (tức là có khả năng nhận điện tử từ những chất khác), có thể oxy hóa cả vật chất vô cơ cũng như hữu cơ.
- Bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với chất hữu cơ khác.
4.3. Những ứng dụng của thuốc tím trong thực tế, sản xuất
4.3.1. Thuốc tím giúp loại bỏ chất vô cơ trong nước
Nguyên nhân khiến nước có mùi hôi thối hoặc khi nếm có vị lạ là do nguồn nước đó đã bị nhiễm sắt (khiến nước có mùi tanh) và mangan. Lúc này, thuốc tím (Kali Pemanganat) được sử dụng trong xử lý nước oxy hóa sắt và mangan, nhằm loại bỏ các hợp chất gây mùi.
Khi có sự xuất hiện của oxy, sắt và mangan trong nước sẽ bị oxy hóa khiến nước chuyển sang màu cam nâu (sắt oxit) hoặc đen (mangan oxit).
4.3.2. Giúp sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả
Thuốc tím có khả năng diệt khuẩn với nồng độ khá thấp, tuy nhiên, yêu cầu nguồn nước phải chứa ít chất hữu cơ. Chỉ 2 mg/l Kali pemanganat, 99% vi khuẩn gram âm và dương đã có thể bị tiêu diệt. Tác dụng này có được là do ion permanganate MnO4- oxy hóa tế bào của vi khuẩn.
Tiêu diệt nấm, tảo nhờ vào việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào, phá hủy các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào.
Thuốc tím dùng để xử lý nước nuôi thủy sản, diệt tảo
4.3.3. Ứng dụng của thuốc tím trong y tế
Không có nghi ngờ hóa chất có nhiều ứng dụng trong khoa học y tế. Một sản xuất chính của thuốc là có thể thông qua việc sử dụng hóa chất. Trong cùng một nghĩa, thuốc tím cũng được sử dụng rộng rãi cho các mục đích y tế bao gồm như một chất khử trùng và thuốc diệt nấm. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da khác nhau như eczema, viêm da, mụn trứng cá và nhiễm nấm khác gây ra ở bàn tay và chân.
Những người bị các vết thương có mủ, rỉ nước và phồng rộp cũng có thể được điều trị bằng kali permanganat. Ngoài ra nó cũng nên được đảm bảo rằng các giải pháp là pha loãng. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một giải pháp cấp tính để điều trị nhiễm nấm như chân của vận động viên, nơi bàn chân bị ảnh hưởng được ngâm trong dung dịch kali permanganat trong nước khoảng 15 phút.
4.3.4. Giúp điều trị bệnh cho cá
Thuốc tím là một hóa chất tối ưu được sử dụng để điều trị các bệnh về cá và ký sinh trùng. Nó thuận tiện chữa trị nhiễm trùng mang vi khuẩn và viêm loét da. Bên cạnh đó, nó cũng tăng cường chất lượng nước bằng cách giảm thiểu nhu cầu oxy hóa sinh học và nó cũng phản ứng với các chất hữu cơ như vi khuẩn, tảo và các hạt. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cần phải nhất định khi sử dụng hóa chất này cho quá trình xử lý. Cùng với đó, thuốc tím cũng có thể được sử dụng như một tác nhân kiểm soát sâu bệnh và ký sinh trùng trong bể cá.
Thuốc tím giúp trị bệnh nấm mang cá
4.3.5. Các ứng dụng khác của thuốc tím
- Là chất hấp thụ khí gas, chống nhiễm trùng trong nước.
- Dùng làm chất oxy hóa của đường saccharin, vitamin C.
- Chất làm bay màu của tinh bột, vải dệt,…
- Ngoài ra cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí luyện kim và môi trường
4.4. Những lưu ý cần thiết để bảo quản, sử dụng thuốc tím an toàn
- Cần tính toán lượng thuốc tím KMnO4 cần dùng một cách chính xác để tránh bị lãng phí.
- Bảo quản chúng ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay những nơi có nhiệt độ cao.
- Cần xử lý thuốc tím trước khi bón phân và không sử dụng sản phẩm này cùng lúc với thuốc diệt cá, vì làm như vậy sẽ làm giảm độc lực của thuốc cá.
- Với những hộ nuôi trồng thủy hải sản nên kéo dài thời gian xử lý bằng thuốc tím KMnO4 để tránh tôm cá bị ngộ độc.
- Đây là một hóa chất có độc tính, do đó cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn ở trên bao bì cũng như sự tư vấn của thầy thuốc.
5. Sodium hypochloride (Javen) NaClO 6% – 12%, Việt Nam, 25kg/can
Mô tả nhanh
Sodium hypochloride hay là nước Javen là hỗn hợp khí sục Cl2 dư vào dung dịch NaOH. Nước Javel là hỗn hợp hai muối NaCl và NaClO, muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng. Dung dịch trong, màu vàng nhạt, háo nước, ăn mòn cao. CTHH: NaClO, CAS: 7681-52-9, hàm lượng: 10%, xuất xứ : Việt Nam, quy cách: 25kg/can, 200lít/phuy hoặc xe bồn. Dùng trong tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại vệ sinh, xử …
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Sodium hypochloride (Javen) |
Tên gọi | Natri hypoclorit, nước Javen. |
Công thức hoá học | NaClO |
Hàm lượng | 6 – 12% |
Xuất xứ | Việt Nam |
Đóng gói | 25kg/can, 200lít/phuy, 1250kg/tank hoặc xe bồn |
Sodium hypochloride – Nước javen NaClO là một dung dịch có trong màu vàng nhạt, có tính ăn mòn cao và được sử dụng với vai trò chính là chất sát trùng, khử màu nước trong lĩnh vực xử lý nước thải, nước cấp hoặc chất tẩy trắng bột giấy, sợi vải,… VIETCHEM hiện đang phân phối NaClO số lượng lớn, hàm lượng 6 – 12% với mức giá tốt nhất trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn về nước Javen là gì, tính chất vật lý, hóa học của nước Javen ra sao, cách điều chế như thế nào và nước javen có những ứng dụng gì, các bạn hãy cùng chúng tôi đón đọc nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
- Nước Javel là gì? Công thức hóa học của nước Javen
- Tính chất đặc trưng của nước Javen
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Cách điều chế nước Javen được sử dụng hiện nay
- Nước javel được ứng dụng để làm gì?
- Nước javen được có khả năng tẩy màu, khử trùng mạnh?
- Lưu ý khí sử dụng và bảo quản nước Javen công nghiệp
- 1. Lưu ý khi sử dụng
- 2. Lưu ý khi bảo quản
5.1. Nước Javel là gì? Công thức hóa học của nước Javen
Nước javel là một hỗn hợp của muối NaClO và NaCl, hai muối này là sản phẩm được tạo thành khi cho khí Clo dư vào dung dịch NaOH. Phản ứng hóa học xảy ra là:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Hỗn hợp dung dịch Natri clorua (NaCl) và NaClO (Natri hypochlorite) chính là nước Javen. Khi để trong không khí, nó sẽ tác dụng với CO2 và tạo ra HClO không bền nhưng có tính oxi hóa mạnh.
Dung dịch Natri hypoclorit có màu vàng nhạt
5.2. Tính chất đặc trưng của nước Javen
5.2.1. Tính chất vật lý
- Nước Javen có công thức hóa học là NaClO (Natri hypochlorite), công thức phân tử là Na+Cl–O–. Đây là một dung dịch có màu vàng, mùi giống như khí clo, không ổn định và dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
- Khối lượng mol của Javen là 74,44 g / mol.
- Nhiệt độ nóng chảy là 18 °C, nhiệt độ sôi là 102,2 °C
- Tỷ trọng của nước Javen là 1,20 và mật độ là 1,11 g/Ml.
Hỗn hợp dung dịch Natri clorua và Natri hypochlorite chính là nước Javen
5.2.2. Tính chất hóa học
Nước Javen là một chất có tính oxy hóa mạnh và tác dụng được với các axit protic như axit clohydric. Sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối và khí clo độc hại.
Nó cũng phản ứng với một số axit khác để tạo thành axit hypochlorous (HClO). Trong nước, Javen bị phân hủy thành các ion Na+ và Cl-. Nó cũng bị phân hủy thành NaCl và O2.
Javen tác dụng với axit để tạo thành muối clorua và các chất khí như clo, cacbonic,….
- Tác dụng với axit oxalic
H₂C₂O₄ + NaClO → NaCl + 2CO₂ + H₂O
- Tác dụng với axit clohydric
NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O
- Tác dụng với axit sunlfuric
H2SO4 + 2NaClO → Na2SO4 + 2HClO
- Tác dụng với nước oxy già H2O2
2H2O2 + NaClO → NaClO3 + 2H2O
- Tác dụng với khí cacbonic và nước
H2O + NaClO + CO2 → NaHCO3 + HClO
- Tác dụng với dung dịch Natri hydroxit
NaClO + 2NaOH + 2NH2Cl → 3H2O + N2 + 3NaCl
- Tác dụng với Kali iốt KI
H2O + 2KI + NaClO → I2 + 2KOH + NaCl
- Javen tác dụng với dung dịch đệm PbS
4NaClO + PbS → 4NaCl + PbSO4
- Tác dụng với các kim loại hoạt động mạnh như kẽm để tạo thành oxit kim loại.
NaClO + Zn → ZnO + NaCl
5.3. Cách điều chế nước Javen được sử dụng hiện nay
Hiện nay, nước Javen có thể được điều chế bằng một số phương pháp như sau:
Có nhiều cách điều chế dung dịch tẩy màu này, nhưng cách thông dụng nhất là sử dụng khí clo kết hợp với Natri Clorua (NaOH):
Cách 1: Điều chế nước Javen bằng Cl2
Sục khí Clo vào dung dịch natri hydroxit để tạo ra natri hypochlorite, nước và muối natri clorua. Phương trình điều chế như sau:
Cl2 + 2NaOH + → NaOCl + NaCl + H2O
Nếu nhiệt độ trên 60 độ C và natri hydroxit đậm đặc thì phản ứng trên sẽ không tạo ra natri hypochlorite mà tạo ra natri clorat, natri clorua và nước. Phản ứng xảy ra là:
3Cl2 + 6NaOH -> 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
Cách 2: Điện phân dung dịch muối natri clorua
Tiến hành hòa tan muối natri clorua trong nước để thu được dung dịch nước muối đậm đặc, sau đó điện phân dung dịch này để tạo ra dung dịch natri hypoclorit trong nước. Mỗi lít dung dịch này sẽ chứa 150 g clo hoạt tính. Kết thúc phản ứng, khí H2 cũng được tạo thành. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑ + Cl2
Điện phân dung dịch muối natri clorua để sản xuất nước Javen
Đây là phương pháp chủ yếu được dùng để điều chế nước javen trong công nghiệp
Cách 3: Điều chế Javen từ Mangan oxit
Trong phòng thí nghiệm, nước javen được điều chế bằng cách cho mangan oxit tác dụng với axit clohydric để tạo thành khí Clo. Sau đó cho khí Clo tác dụng với dung dịch xút lỏng để tạo ra Natri hypochlorite. Các phản ứng xảy ra như sau:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Cách điều chế nước Javen trong phòng thí nghiệm
5.4. Nước javel được ứng dụng để làm gì?
Ứng dụng chính của nước Javel là dùng trong lĩnh vực xử lý nước với vai trò là chất khử trùng, khử màu cho nước. Các loại xử lý nước thường dùng nước Javen để xử lý gồm có:
- Xử lý nước thải: Nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt khu dân cư, đô thị.
- Xử lý nước cấp: Xử lý nguồn nước ngầm và nước mặt.
Nước javen được dùng trong khử trùng, diệt khuẩn nước
HClO, NaClO là 2 chất có tính oxi hóa mạnh, có khả năng phá vỡ các sắc tố màu sắc của vải, giấy,… cũng như phá vỡ các cấu trúc sinh học của các vi sinh vật nên nước javel thường được sử dụng để tẩy trắng sợi vải, giấy và tẩy uế các hố rác thải. Đồng thời nó cũng có tác dụng khử mùi, sát trùng khi dùng để tẩy uế nhà vệ sinh và các khu vực bị ô nhiễm khác.
Dùng nước javen để tẩy trắng bột giấy
Nước javel cũng được sử dụng trong ngành thủy sản, chăn nuôi với mục đích là để diệt khuẩn và dùng trong sản xuất tinh bột, tinh bột biến tính, các xưởng gốm sứ,…
5.5. Nước javen được có khả năng tẩy màu, khử trùng mạnh?
Trong nước Javen có chứa hợp chất NaClO, một chất có tính oxi hóa mạnh. Trong khi đó, các vết mực, vết màu bám dính trên quần áo, vật liệu thường là các chất phức hữu cơ có các liên kết đôi hoặc liên kết cho nhận kém bền vững. Nhờ vậy mà khả năng oxy hóa của NaClO sẽ phá vỡ liên kết của các hợp chất phức tạo màu. Tương tự thì điều này cũng lý giải cho khả năng khử trùng của nưowsc javen.
Lợi dụng khả năng tẩy trắng của nước javen mà người ta dùng nó để tẩy trắng bún, bánh bột,…Chính vì vậy mà nước javen chủ yếu được dùng trong công nghiệp tẩy trắng.
5.6. Lưu ý khí sử dụng và bảo quản nước Javen công nghiệp
5.6.1. Lưu ý khi sử dụng
Hiện nay, nước javen công nghiệp được sử dụng khá phổ biến bởi khả năng tẩy rửa hiệu quả và giá thành rẻ. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều hóa chất này vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Cần tính toán chính xác liều lượng hóa chất javen trước khi dùng làm chất khử trùng nước, đặc biệt là khi khử trùng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt. Nếu để hàm lượng Clo dư nhiều thì có thể gây độc cho người sử dụng vì nó có thể đốt cháy mô cơ thể, gây hại về đường hô hấp, đường tiêu hóa (dạ dày, ruột,…) và mắt da…
Khí Clo trong nước javen có thể gây ra các triệu chứng như ho và đau họng nên khi làm việc với hóa chất này, bạn cần phải mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động như gang tay, khẩu trang… để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và bảo vệ sức khỏe hiệu được tốt hơn.
Sử dụng găng tay bảo hộ khi dùng nước javen để tẩy trắng áo quần
Khi sử dụng nước javen, cần tính toán thời gian lưu phản ứng để tránh lãng phí hóa chất cũng như đảm bảo hiệu quả khử trùng là tốt nhất. Thời gian phản ứng tối ưu là từ 1 đến 2 giờ.
5.6.2. Lưu ý khi bảo quản
Bảo quản nước javen công nghiệp ở nơi thoáng gió, tránh nhiệt độ cao, tránh tiếp xúc với kim loại và các chất có tính oxy hóa mạnh, đặc biệt là các axit.
Bảo quản hóa chất nơi khô ráo, thoáng mát theo đúng quy định an toàn hóa chất
6. Hydrogen peroxide H2O2 50%, Hàn Quốc, 30kg/can
Mô tả nhanh
Hydrogen peroxide hay Hydro peroxyt, oxi già, tinh khiết là chất lỏng, không màu, không mùi có tính oxi hóa mạnh. CTHH: H2O2, CAS: 7722-84-1, hàm lượng: 50%, xuất xứ: Hàn Quốc, quy cách: 30kg/can. Oxy già có đặc điểm oxy hóa mạnh nên được dùng nhiều trong sản xuất giấy, bột giặt và chất tẩy rửa, sản xuất natri percacbonat và natri perborat, trong y tế đặc biệt dùng trong xử lý bảng mạch PCB…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Hydrogen peroxide |
Tên gọi khác | Hydro peroxyt, oxi già |
Công thức hóa học | H2O2 |
CAS | 7722-84-1 |
Hàm lượng | 50% |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Quy cách | 30kg/can hoặc tank 1m3 |
Oxy già công nghiệp hay Hydro peroxit (H2O2) là hóa chất được sử dụng để làm chất oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt được ứng dụng nhiều đối với các nước thải chưa các chất hữu cơ khó phân hủy…
Mục lục
- Hydro peroxit là gì?
- Hydro peroxit (H2O2) có đặc điểm, tính chất như thế nào?
- Điều chế/Sản xuất Hydro peroxit (H2O2) ra sao?
- Những công dụng nổi bật của hydro peroxit
- 2 Vai trò của Hydrogen peroxide trong công nghiệp
- 3 Trong xử lý nước thải
- Những lưu ý khi bảo quản, lưu trữ hóa chất Hydro peroxit an toàn
6.1. Oxy già công nghiệp là gì?
Hydrogen peroxid H2O2 còn được gọi dưới cái tên quen thuộc oxy già, oxy già công nghiệp, nước oxy già công nghiệp…
Đây là dung dịch chất lỏng, trong suốt không có màu với tính oxy hóa cao, được dùng nhiều trong đa dạng các ngành công nghiệp sản xuất như: giấy, dệt may, dược phẩm y tế, chế biến thực phẩm, hóa chất tẩy rửa, xử lý chất thải, nước thải công nghiệp…
Hydro peroxit là gì
6.2. Oxy già công nghiệp (H2O2) có đặc điểm, tính chất như thế nào?
- Hydro peroxit (hay còn được gọi là nước oxy già) có công thức hóa học là H2O2 là một trong những chất lỏng trong suốt, có độ nhớt hơn so với nước.
- H2O2 là hóa chất thuộc tính oxi hóa mạnh.
- Là chất tẩy trắng mạnh được sử dụng như là chất tẩy uế, cũng như làm chất oxi hóa, làm các tác nhân đẩy trong các tên lửa.
H2O2 là hóa chất thuộc tính oxi hóa mạnh
6.3. Điều chế/Sản xuất oxy già công nghiệp ra sao?
Hiện nay Hydro peroxit H2O2 thường được sản xuất theo phương pháp gián tiếp với xúc tác anthraquinon. Xảy ra quá trình hyđro hóa anthraquinon và sau đó oxy hóa anthraquinol.
Còn các phương pháp sản xuất bằng cách trực tiếp thường có xu hướng không chỉ hyđro hóa trực tiếp O2 thành H2O2 mà còn chuyển hóa H2O2 thành nước (H2O), do đó làm giảm hiệu suất thu hồi sản phẩm.
6.4. Những công dụng nổi bật của oxy già công nghiệp
6.4.1. Ứng dụng trong y tế của oxy già công nghiệp
- Dung dịch H2O2 được sử dụng như chất khử trùng và chất khử khuẩn, tại các bệnh viện các bác sĩ sử dụng trong việc vô trùng, làm sạch và xử lý mọi thức từ sàn nhà đến các cuộc phẫu thuật.
- H2O2 35% được gọi là nước oxy già dùng để rửa sạch vết thương.
Ứng dụng trong y tế của hydro peroxit H2O2
XEM THÊM: NHỮNG LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG H2O2 AN TOÀN TRONG Y TẾ
6.4.2. Vai trò của nước oxy già công nghiệp trong công nghiệp
- Hydro peroxit được coi là chất thay thế tốt hơn về mặt môi trường so với các chất tẩy gốc clo.
- H2O2 được dùng để tẩy rửa nhẹ các loại bột giặt để giặt là.
- Là hóa chất được sử dụng để sản xuất các hợp chất peroxit hữu cơ, sử dụng là chất mồi gốc tự do trong phản ứng trùng hợp và các phản ứng hóa học.
6.4.3. Trong xử lý nước thải
Hóa chất này được sử dụng như một chất hữa cơ trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt được sử dụng nhiều đối với nước thải có chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Các loại nước thải chủ yếu sử dụng H2O2 nước oxy phổ biến như: Nước thải sản xuất giấy, rỉ rác, nước thải dược phẩm, nước thải của các ngành sản xuất linh kiện điện tử, nước thải xi mạ, sơn tĩnh điện, nước thải dệt nhuộm…
Oxy già dùng để xử lý nước thải trong nhiều ngành công nghiệp
6.5. Những lưu ý khi bảo quản, lưu trữ hóa chất Hydro peroxit an toàn
- Hydro peroxide sẽ bị phân hủy khi gặp tác nhân ánh sáng nên khu vực cất giữ phải tránh được ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Các thùng chứa hóa chất này phải được đậy nắp kín, cất giữ trong khu vực khô ráo, thoáng mát, thông thoáng, có hệ thống thông gió tốt.
- Không được chứa chung hóa chất này với các hóa chất khác.
- Không lưu trữ các thùng chứa bằng các thùng kim loại, không khô ráo.
- Cần ghi nhãn an toàn rõ ràng trên các thừng, chai, lọ chứa, tránh xa tầm tay trẻ em.
7. Polymer cation SPECFLOC C-1492, Anh, 25kg/bao
Mô tả nhanh
Polymer Cation C1492. CTHH: CONH2[CH2-CH-]n. Ngoại quan: dạng tinh thể màu trắng trong. Dễ hòa tan trong nước, có độ nhớt cao, hoạt động trong môi trường acid cũng như bazơ, không làm thay đổi giá trị pH. CAS: 9003-05-8, xuất xứ: Anh. Quy cách: 25 kg/bao, bao PP có màng chống ẩm. Hỗ trợ đông tụ,lắng trong quá trình xử lý nước thải trong nhiều ngành công nghiệp như xử lý nước thải, xử lý bùn, thức ăn gia súc, dệt nhuộm, ngành giấy, luyện kim…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Polymer cation SPECFLOC C-1492 |
Tên khác | PAM C1492, Hạt nhựa |
Công thức | CONH2[CH2-CH-]n |
Số CAS | 9003-05-8 |
Xuất xứ | Anh Quốc |
Quy cách đóng gói | 25kg/bao |
Polymer Cation C1492 là nguyên liệu đông tụ, tạo lắng trong quá trình xử lý nước thải, nước bùn, nước nuôi trông thủy sản,… Polymer cation C1492 thích hợp với hầu hết các các loại nước thải và các loại bùn thải từ nhiều ngành công nghiệp, nó rất phù hợp với nước thải hay bùn thải từ các ngành sản xuất tinh bột khoai mì, ngành giấy, ngành thủy sản, ngành thức ăn gia súc, .. Sản phẩm hiện nay được VIETCHEM phân phối với số lượng lớn, quy cách 25kg/ bao với mức giá tốt nhất trên thị trường. Xem ngay thông tin, tính chất, ứng dụng sản phẩm được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Polymer cation C1492 là gì?
- Tính chất hóa lý của Polymer cation C-1492
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Các ứng dụng của Polymer cation C1492
- Ưu nhược điểm của hóa chất xử lý nước Polymer cation C1492
- 1. Ưu điểm
- 2. Nhược điểm
- Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer cation C-1492
- 1. Lưu ý sử dụng
- 2. Lưu ý bảo quản
7.1. Polymer cation C1492 là gì?
Polymer cation C1492 là một hóa chất chuyên dùng trong hệ thống xử lý nước có đặc điểm ngoại quan là tinh thể rắn, màu trắng giống như đường, tan tốt trong nước và khi tan sẽ tạo thành dung dịch có độ nhớt dính cao.
Trong nhiều ngành công nghiệp như xử lý nước thải, nước cấp, xử lý bùn, nước thải của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, dệt nhộm, luyện kim… Polymer cation cũng là chất trợ lắng, chất keo tụ, tạo bông và tách riêng rắn – lỏng.
Hóa chất C1492 có dạng tinh thể màu trắng ngà
7.2. Tính chất hóa lý của Polymer cation C-1492
7.2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Tinh thể màu trắng trong
- Tính tan: Tan trong nước, độ nhớt cao
- Hàm lượng ion dao động từ 20% – 30%
- Trọng lượng phân tử là 8 – 10 triệu
- Tỷ trọng là ≥ 0.63 g/cm3
- Thời gian hòa tan là ≤ 60 phút
- Độ pH dao động từ 3 – 10
- Chất không tan trong nước là ≤0.1%
- Độ nhớt là 0.1% dung dịch ở nhiệt độ 20 độ C
7.2.2. Tính chất hóa học
- C-1492 hoạt động mạnh trong môi trường acid cũng như bazơ
- Không làm thay đổi giá trị của pH
- Hiệu quả sử dụng trong việc loại bỏ được chất rắn, dễ hòa tan trong nước
- Khi cho C-1492 vào nước sẽ xảy ra quá trình keo tụ. Các hạt keo tụ bị hấp thụ bởi plymer và phá vỡ tạo ra các cục bông nhỏ, sau đó tạo thành một cụm to hơn và lắng được gọi là quá trình kết bông.
C1492 có khả năng keo tụ, tạo bông trong nước
7.3. Các ứng dụng của Polymer cation C1492
- Polymer cation C1492 không chỉ được ứng dụng trong các quy trình xử lý nước thải mà chúng còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây được xem là một loại hóa chất xử lý nước được đánh giá là hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay. Khi sử dụng trong quá trình xử lý nước thải, chúng sẽ giúp gắn kết các hạt keo lơ lửng có trong nước (giúp trợ lắng) vì bản thân chúng vốn dĩ đã mang điện tích dương nên chúng sẽ hút các hạt mang điện tích âm. Điện tích âm ở đây chính là điện tích của bông bùn và các hạt keo. Nhờ đó làm giảm độ đục của nước và tăng hiệu quả lắng của quá trình xử lý nước thải.
Polymer cation C1492 được ứng dụng trong các quy trình xử lý nước thải
- C1492 được sử dụng với mục đích lọc nước và làm giảm các chất rắn lơ lửng trong nước cũng như làm giảm các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước, đồng thời đẩy mạnh quá trình hòa tan bọt khí, giúp dòng chảy trong hơn và hiệu suất xử lý nước cũng cao hơn. Bên cạnh đó, C1492 còn giúp làm cô đặc bùn, làm khô bùn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép bùn.
- C1492 cũng là một loại phụ gia và chất tạo kết dính trong sản xuất, chế biến thức ăn thủy – hải sản.
Polymer cation được dùng trong các quá trình tách lỏng – rắn như:
- Phân giải cơ học – xử lý bùn vô cơ giúp tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn, làm tăng chất lượng
- Khả năng lắng; cải thiện việc tạo bông từ đó tăng tốc đọ lắng
- Đông tụ: trợ lắng cho các phân tử vô cơ đồng thời đông tụ phần tử hữu cơ
- Lọc nước: bằng việc giảm chất rắn lơ lửng trong nước để cải thiện chất lượng nước
- Hòa tan bọt khí: mang đến dòng chảy trong hơn, cho hiệu suất lớn
- Lọc: cải thiện được chất lượng nước lọc cũng như công suất nhà máy
- Loại bỏ đi phosphate có trong nguồn nước thải
7.4. Ưu nhược điểm của hóa chất xử lý nước Polymer cation C1492
7.4. 1. Ưu điểm
Polymer cation C1492 là hóa chất keo tụ và trợ lắng được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là quá trình ép bùn và xử lý bùn sau cùng với các ưu điểm sau đây:
- Có khoảng hoạt động rộng trong môi trường nước thải có độ pH dao động từ 3-9
- Sau khi xử lí nước bằng Polymer cation C1492, nước không bị thay đổi nồng độ pH.
- C1492 giúp loại bỏ các gốc muối vô cơ có trong nước.
- Là loại hóa chất xử lý nước mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất rắn và cặn vô cơ có trong nước.
- Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ C1492 cũng đủ đảm bảo hiệu quả xử lý nước.
- C1492 được đóng bao kín nên việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhiều.
Polymer canion C1492 không gây thay đổi độ pH của nước khi sử dụng
7.4.2. Nhược điểm
Polymer cation có hiệu năng xử lý nước thải khá cao nên trong quá trình sử dụng, chỉ cần một lượng nhỏ hóa chất cũng đủ để lắng trong nước và nếu dùng quá nhiều sẽ sẽ tạo nhớt, gây khó khăn cho việc keo tụ.
7.5. Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer cation C-1492
7.5.1. Lưu ý sử dụng
- Khi để trong không khí, C1492 dễ bị chảy nước và có tính ăn mòn nhẹ nên trong quá trình lưu trữ và bảo quản hóa chất cần phải cất giữ trong các loại vật liệu như thép không gỉ, sợi thuỷ tinh hoặc nhựa epoxy.
- Khi dính nước, Polymer cation sẽ tạo thành hỗn hợp dính và có độ nhớt cao, đặc biệt là rất trơn và điều này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển và sử dụng. Chính vì vậy mà người dùng cần hết sức lưu ý để tránh bị trơn trượt, té ngã.
7.5.2. Lưu ý bảo quản
Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này : thép không rỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.
Các loại vật liệu không được dùng để cất giữ các sản phẩm này: Sắt, đồng, nhôm.
- Bảo quản xút vẩy ở nơi khô ráo, tránh xa môi trường ô nhiễm, ẩm ướt và nhiều acid.
- Tránh bị hư hỏng trong lúc vận chuyển.
8. Polymer cation C206, Trung Quốc, 25kg/bao
Polymer cation C206. CTHH: CONH2[CH2-CH-]n. Ngoại quan: dạng tinh thể màu trắng trong. Dễ hòa tan trong nước, có độ nhớt cao, hoạt động trong môi trường acid cũng như bazơ, không làm thay đổi giá trị pH. CAS: 9003-05-8, xuất xứ: Trung Quốc. Quy cách: 25 kg/bao, bao PP có màng chống ẩm. Hỗ trợ đông tụ,lắng trong quá trình xử lý nước thải trong nhiều ngành công nghiệp như xử lý nước thải, xử lý bùn, thức ăn gia súc, dệt nhuộm, …
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Polymer cation C206 |
Tên khác | PAM C206, Hạt nhựa |
Công thức | CONH2[CH2-CH-]n |
Số CAS | 9003-05-8 |
Xuất xứ | Trung Quốc |
Quy cách đóng gói | 25kg/bao |
9. Polymer anion AP120C, Nhật Bản, 15kg/bao
Mô tả nhanh
Polymer anion AP120C có công thức hóa học: [-CH2-CH(CONH2)-]n. CAS: 9003-05-8, là loại polymer cao phân tử mang điện tích âm hỗ trợ quá trình keo tụ, loại polymer cation hiệu quả đối với các loại hạt keo dương như cation kim loại, cation vô cơ,…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Polymer anion AP120C |
Xuất xứ | Nhật Bản |
CAS | 9003-05-8 |
Quy cách | 15 kg/bao |
Hóa chất Polymer anion đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Sản phẩm có sẵn tại VIETCHEM số lượng lớn, quy cách đóng bao 15kg bao, xuất xứ Nhật Bản. Xem chi tiết ứng dụng, giá bán sản phẩm trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Polymer anion là gì?
- Tính chất hóa lý của Polymer anion
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Ứng dụng của Polymer anion là gì?
- Ưu nhược điểm của Polymer anion 120C
- 1. Ưu điểm của Polymer anion 120C
- 2. Nhược điểm của Polymer anion 120C
- Sự khác nhau giữa Polymer anion và Polymer cation trong xử lý nước
- Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer anion
- 1. Lưu ý sử dụng
- 2. Lưu ý bảo quản
9.1. Polymer anion là gì?
Polymer anion là các hạt polymer âm tính, chúng có trọng lượng phân tử và điện tích khác nhau. Đây là hóa chất trợ lắng được dùng rộng rãi và phổ biến trong xử lý nước thải, nước cấp. Polymer anion AP120C được dùng với mục đích làm tăng khả năng keo tụ tạo bông của nước thải. Đương nhiên nhờ vào các hạt polymer được thêm vào nước thải mà các bông bùn hình thành sẽ to hơn, chính vì vậy mà hiệu quả lắng và xử lý được tốt, diễn ra nhanh hơn.
Polymer anion AP120C dạng tinh thể nhỏ, màu trắng
9.2. Tính chất hóa lý của Polymer anion
9.2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Tinh thể màu trắng đục, dạng hạt
- Khả năng hút ẩm mạnh, khi bị dính nước sẽ tạo thành dung dịch nhớt và trơn.
- Trọng nước phân tử: 5 – 24.000.000
- Trọng lượng phân tử và độ tích điện khác nhau.
9.2.2. Tính chất hóa học
Polymer anion là chất trợ lắng mang điện tích âm nên chúng được sử dụng chủ yếu trong keo tụ nước thải. Vì trong nước thải có chứa lượng lớn các cation kim loại mang điện tích dương, điều này làm cho polymer có khả năng bám dính vào cation kim loại để tạo bông keo tụ.
Khi thêm polyme 120C vào trong nước xử lý sẽ phá vỡ sự bền vững của các hạt keo tụ
Các giai đoạn của quá trình keo tụ:
Khi chúng ta thêm polyme 120C vào trong nước xử lý sẽ phá vỡ sự bền vững của các hạt keo tụ. Lúc này polyme sẽ hập thụ làm chúng tập trung lại với nhau. Đây được gọi là quá trình “ keo tụ “
Các hạt keo sau khi bị phá vỡ sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành các cục bông nhỏ, sau đó hình thành lên các cụm to hơn và lắng được. Quá trình này được gọi là quá trình kết bông.
9.3. Ứng dụng của Polymer anion là gì?
Polymer anion ngày nay được sử dụng phổ biến trong xử lí nước thải
Hóa chất này được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực xử lý nước. Tùy thuộc vào loại nước thải chúng ta cần xử lý mà lựa chọn anion hoặc cation sao cho phù hợp:
- Nước mặt: Tốt nhất là sử dụng Anion để xử lý vì trong nước mặt có chứa các cation kim loại mang điện tích dương.
- Nước thải công nghiệp: Đây là loại nước thải có chứa rất nhiều tạp chất cùng các gốc kim loại nặng và các nhóm phosphate, hydroxit…để xử lý người ta thường dùng hóa chất polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ như: PAC, phèn…
- Nước thải từ các khu đô thị: Sử dụng hóa chất polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
- Ngoài ra, chúng còn được dùng như một chất kết dính trong thức ăn chăn nuôi gia súc, thủy sản, lọc oxít kim loại, tuyển khoáng…
- Làm khô bùn sau xử lý: Các loại bùn vô cơ cần chất kết bông anion còn với loại bùn hữu cơ thì cần chất kết bông cation.
AP120C giúp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả
9.4. Ưu nhược điểm của Polymer anion 120C
9.4.1. Ưu điểm của Polymer anion 120C
- Hiệu suất xử lý nước thải của Polymer anion rất cao nên chỉ cần dùng một lượng nhỏ AP120C trong lọc nước
- Không làm thay đổi giá trị nồng độ pH của nước vì AP120C không thủy phân
- Khả năng làm khô bùn của AP120C rất hiệu quả sau quá trình xử lý
- Không gây độc cho hệ vi sinh vật có có trong nước
9.4.2. Nhược điểm của Polymer anion 120C
- AP120C là hóa chất có hiệu năng cao trong các hệ thống xử lý nước nên giá thành cũng khá cao
- Chỉ cần một lượng nhỏ AP120C trong xử lý nước: Nếu dùng quá liều lượng sẽ khiến nước có độ nhớt cao và điều này sẽ gây khó khăn cho các công đoạn xử lý nước tiếp theo
Ưu và nhược điểm mà Polymer anion mang lại
9.5. Sự khác nhau giữa Polymer anion và Polymer cation trong xử lý nước
Polymer anion | Polymer cation |
– Phù hợp với loại nước thải có độ đục và hàm lượng ion kim loại cao trong môi trường nước có độ pH > 7 – Ưu tiên lựa chọn cho xử lý tầng nước mặt chứa nhiều ion kim loại dương như Fe, Mn – Sử dụng kết hợp với các chất keo tụ khác như Polytetsu, PAC để tăng hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp – Sử dụng cùng với polymer keo tụ vô cơ để xử lý nước thải đô thị | – Thường dùng cho loại nước thải với hàm lượng chất hữu cơ cao trong môi trường có độ pH < 7 – Sử dụng để xử lý và loại bỏ bùn thải, xử lý nước thải công nghiệp |
Polymer anion khác gì Polymer cation
9.6. Lưu ý sử dụng và bảo quản Polymer anion
9.6.1. Lưu ý sử dụng
- Tính ăn mòn và phá hủy của Polymer anion tương tự như khả năng ăn mòn, phá hủy của nước
- Lưu trữ hóa chất này trong vật chứa làm từ thép không gỉ, sợi thủy tinh, nhựa hoặc epoxy, không cất trong vật làm bằng sắt, đồng, nhôm
- Bảo quản ở môi trường khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ không quá 40 độ C
- Thời gian bảo quản tốt nhất cho sản phẩm chưa mở bao bì là 2 năm
- Khả năng gây kích ứng cho da, mắt nên khi sử dụng chúng cần trang bị đồ bảo hộ phù hợp.
9.6.2. Lưu ý bảo quản
- Bảo quản hóa chất trong bao chứa chuyên dụng, nơi khô ráo, thoáng mát
- Bảo quản tránh xa nguồn nhiệt, nguồn gây cháy nổ
- Bên ngoài cần được ghi rõ tên hóa chất, tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng
10. Polymer anion A1110, Anh, 25kg/bao
Mô tả nhanh
Polymer anion A1110 hay còn được gọi là hóa chất trợ lắng, là dạng polymer âm tính, có trọng lượng phân tử và độ tích điện khác nhau. Xuất xứ: Anh, Trung Quốc, quy cách: 25kg/bao. Polymer anion A1110 có ngoại quan dạng tinh thể màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh dùng như một loại hóa chất hỗ trợ đông tụ hoặc hỗ trợ lắng trong quá trình tách lỏng- rắn, xử lý nước mặt, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải đô thị…
Mô tả sản phẩm
Tên hóa chất | Polymer anion A1110 |
Tên gọi khác | PAM |
Xuất xứ | Anh, Trung Quốc |
Quy cách | 25 kg/bao |
Polymer Anion A1110 được xem là khắc tinh của nước thải bởi khi chúng gặp nhau, loại polymer này sẽ hấp thụ các hạt keo trong nước khiến các hạt keo bị phá vỡ và kết dính lại với nhau, dần dần tạo nên các cục bông cặn lớn hơn. Vậy Polymer anion A1110 được sử dụng rao sao và ứng dụng của nó như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của VietChem để tìm câu trả lời chi tiết nhé.
Mục lục
- Polymer anion A1110 là gì?
- Đặc tính hóa lý của hóa chất xử lý nước Polymer anion A1110
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Những nguyên tắc sử dụng Polymer anion A1110:
- Những ứng dụng của Polymer anion A1110 trong đời sống, sản xuất
- 1 Ứng dụng quan trọng của A1110 trong xử lý nước
- 2. Ứng dụng trong các ngành sản xuất khác
- Cách sử dụng hóa chất Polymer anion A1110
- Mua hóa chất Polymer anion A1110 ở đâu uy tín, chất lượng?
Polymer anion A1110 là gì?
10.1. Polymer anion A1110 là gì?
Polymer anion A1110 hay còn được gọi là hóa chất keo tụ PAM. Đây là một polymer âm tính, có trọng lượng phân tử và độ tích điện khác nhau, được ứng dụng phổ biến trong các quy trình xử lý hóa lý giúp tăng khả năng keo tụ tạo bông của nước thải, ngoài xử lý nước thải chúng còn được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiẹp giấy, dệt may, khái thác mỏ, chăn nuôi…
Polymer anion A1110 là những tinh thể không màu
10.2. Đặc tính hóa lý của hóa chất xử lý nước Polymer anion A1110
10.2.1. Tính chất vật lý
– Có ngoại quan tinh thể nhỏ màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh, khi dính nước sẽ rất trơn.
– Là polymer âm tính với trọng lượng phân tử và độ tích điện không giống nhau.
10.2.2. Tính chất hóa học
Quá trình keo tụ và tạo bông của nước thải khi dùng A1110
Người ta sử dụng A1110 với nồng độ thấp (0,1-0,5%) nhằm phá vỡ độ bền vững của các hạt keo trong nước đồng thời khiến chúng có xu hướng kết cụm lại với nhau bởi polymer đây là quá trình keo tụ. Sau đó các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ hơn, cuối cùng chúng hình thành các khối to hơn và lắng được, đó được gọi là quá trình kết bông.
10.3. Những nguyên tắc sử dụng Polymer anion A1110:
Polymer anion A1110 được sử dụng trong các quá trình tách lỏng-rắn như sau:
- Phân giải cơ học: Đầu tiên là quá trình xử lý bùn vô cơ nhằm mục đích nâng cao hiệu suất, thu hồi chất rắn
- Khả năng tạo lắng: Tăng khả năng tạo bông của nước thải làm cho tốc độ lắng nhanh hơn
- Đông tụ: Polymer anion tích cực tham gia vào quá trình trợ lắng các phân tử vô cơ đồng thời thúc đẩy quá trình đông tụ các phần tử hữu cơ, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn
- Lọc nước: Giảm các chất rắn lơ lửng trong nước giúp cải thiện chất lượng nước
- Hòa tan bọt khí: Giúp dòng chảy trong hơn và đem lại hiệu suất xử lý nước lớn hơn
- Lọc: Cải thiện chất lượng nước lọc và công suất của nhà máy xử lý nước
- Loại bỏ lượng phosphate có trong nước thải
Khi sử dụng Polymer anion A1110 cần lưu ý đến những nguyên tắc nào?
10.4. Những ứng dụng của Polymer anion A1110 trong đời sống, sản xuất
10.4.1 Ứng dụng quan trọng của A1110 trong xử lý nước
Polymer anion A1110 được sử dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Chúng tham gia vào quá trình tách các chất lỏng và rắn có trong nước thải, bùn. Ngoài ra, A1110 còn được ứng dụng trong xử lý nước thải của ngành công nghiệp hóa dầu, dệt may, giấy, thực phẩm, dược phẩm.
A1110 là polymer được dùng phổ biến trong xử lý các loại nước thải hiện nay
10.4.2. Ứng dụng trong các ngành sản xuất khác
Ngoài ra A1110 còn được dùng trong trong quá trình khai thác mỏ (than đá, đồng, uran, vàng…), công nghiệp hoá chất vô cơ, công nghiệp khai thác kim loại, lọc axít, sản xuất giấy, kết dính trong băng keo dính…
Polymer anion A1110 được sử dụng trong khai thác than đá
10.5. Cách sử dụng hóa chất Polymer anion A1110
Polymer anion A1110 sẽ được hòa tan vào nước với một tỷ lệ thích hợp cho tới khi tan hòa toàn, hóa chất sẽ tan nhanh hơn khi pha vào nước ấm
Tỷ lệ lý tưởng cho sử dụng polymer anion trong nước và đảm bảo được chất lượng xử lý hiệu quả là 0,01% – 0,1%. Cho khoảng 100ppm – 200ppm chất trợ lắng này vào nước thải cần xử lý, Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi tùy theo chất lượng của nước đầu vào. Trước hết cần xác định môi trường sử dụng để lựa chọn loại polymer anion với liều lượng phù hợp.
Lưu ý: lượng polymer dùng cho việc xử lý nước rất ít. Nếu sử dụng quá liều, nước sẽ trở nên nhớt, cản trở bước xử lý tiếp theo. Ngoài ra, phần dư sẽ làm tăng COD. Vì vậy, khi sử dụng polymer cần phải thử nghiệm trước để xác định liều lượng thích hợp nhất.
11. Polymer anion A1140, Việt Nam, 10kg/bao
Mô tả nhanh
Polymer anion A1140 hay còn được gọi là hóa chất trợ lắng có CTHH: CONH2 [CH2-CH-]n. Xuất xứ: Liên doanh, quy cách đóng bao: 10kg/bao. Polymer anion A1140 dạng hạt tinh thể màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh dùng như một loại hóa chất xử lý nước mặt, xử lý nước thải công nghiệp, nước thải đô thị…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Polymer anion A1140 |
Tên gọi khác | Hóa chất trợ lắng |
Xuất xứ | Liên Doanh |
Công thức hóa học | CONH2 [CH2-CH-]n |
Tính chất | Dạng hạt tinh thể màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh |
Nguyên tắc sử dụng | – Phân giải cơ học – xử lý bùn vô cơ nhằm tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn và tăng chất lượng – Khả năng lắng – cải thiện việc tạo bông làm cho tốc độ lắng nhanh hơn – Đông tụ – trợ lắng các phân tử vô cơ và đông tụ các phần tử hữu cơ |
Quy cách | 10 kg/bao |
11.1. Chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) là gì?
Chất trợ lắng A1140 là loại hoá chất giúp tăng khả năng keo tụ, tạo bông của các chất cặn bẩn có trong nước thải. Nhờ khả năng keo tụ và kết bông của polymer mà bùn sau xử lý sẽ đặc và ít hơn, có thể xử lý trực tiếp. Đồng thời, khi sử dụng chất trợ lắng A1140, độ pH của nước ít bị thay đổi, độ muối cũng chỉ tăng rất ít.
Mẫu polymer A1140
11.2. Tính chất của chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic)
– Tồn tại ở dạng tinh thể hạt, màu trắng, tan trong nước tạo dung dịch có độ nhớt cao.
– Hút ẩm mạnh.
– Quá trình keo tụ, tạo bông diễn ra theo cơ chế của sự trung hoà điện tích giữa các hạt lơ lửng trong nước thải và các phân tử, hạt mang điện trái dấu trong Polymer.
– Khi cho Polymer Anionic vào nước thải, các quá trình sau sẽ xảy ra:
+ Các hạt keo bị hấp phụ bởi polymer và không còn bền vững. Đây là quá trình keo tụ.
+ Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ rồi lại tiếp tục kết dính thành các cục to hơn và lắng xuống. Đây là quá trình kết bông.
11.3. Nguyên tắc sử dụng của Polymer Anionic
Chất trợ lắng A1140 được sử dụng trong các quá trình tách lỏng – rắn sau :
– Phân giải cơ học – xử lý bùn vô cơ nhằm tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn và tăng chất lượng.
– Khả năng lắng – cải thiện việc tạo bông của các hạt lơ lửng làm cho tốc độ lắng nhanh hơn.
– Đông tụ – trợ lắng các phân tử vô cơ và đông tụ các phần tử hữu cơ có trong nước.
– Lọc nước – cải thiện chất lượng nước bằng việc giảm lượng các chất rắn lơ lửng có trong nước.
– Hòa tan bọt khí – giúp cho dòng chảy trong hơn và đem lại hiệu suất lớn.
– Lọc – cải thiện chất lượng nước lọc và công suất nhà máy xử lý nước.
– Loại bỏ phosphate có trong nước thải.
11.4. Ứng dụng của chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic)
Chất trợ lắng A1140 được sử dụng trong việc xử lí nước
– Chất trợ lắng A1140 được sử dụng trong việc xử lí nước thải, nước uống, nước sinh hoạt và phụ gia công nghiệp.
– Xử lý tầng nước mặt chứa nhiều ion (+) kim loại như Mn hay Fe.
– Chất trợ lắng A1140 được sử dụng kết hợp với PAC để xử lý nước thải công nghiệp các ngành sản suất giấy, điện tử, xi mạ, dệt nhuộm, công nghiệp khai khoáng. Polymer A1140 được dùng làm chất keo tụ tạo bông nhằm kết lắng các chất thải rắn kích thước nhỏ (có nguồn gốc vô cơ) lơ lửng trong nước thải, giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, giảm đáng kể SS, COD của nước sau xử lý.
– Để xử lý nước thải đô thị, người ta sẽ sử dụng A1140 kết hợp với polymer keo tụ vô cơ.
– Được sử dụng làm chất hỗ trợ quá trình xử lý bùn sau xử lý hóa lý.
– Trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, A1140 có vai trò làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản.
11.5. Bảo quản và lưu ý khi sử dụng Polymer Anionic
- Bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Các loại vật liệu được dùng để cất trữ chất trợ lắng A1140 là thép không rỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.
- Sử dụng
– A1140 là chất gây kích thích cho da và mắt nên khi tiếp xúc phải trang phục bảo hộ lao động như găng tay, mắt kính, khẩu trang, đồ bảo hộ,…
– Chú ý các hạt polymer rất trơn, nên nhặt và sử dụng nước để làm sạch.
11.6. Nơi mua chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic) đảm bảo, uy tín
Hiện nay, chất trợ lắng A1140 đang được phân phối trực tiếp bởi công ty VIETCHEM – đơn vị cung cấp hóa chất xử lý nước hàng đầu cả nước.
Chất trợ lắng A1140 (Polymer Anionic)
12. Sodium hydroxide 99% NaOH, Trung Quốc, 25kg/bao
Mô tả nhanh
Sodium hydroxide hay Caustic soda, Xút, Natri hydroxit. Là chất rắn không màu dạng vảy hoặc màu trắng, hút ẩm mạnh, tan hoàn toàn trong nước, sinh nhiệt mạnh. Nó tạo thành một bazơ mạnh khi hòa tan trong môi trường nước. CTHH: NaOH, CAS: 1310-73-2, hàm lượng: 99%, xuất xứ: Trung Quốc, quy cách: 25kg/bao. Natri hydroxit ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, xà phòng, tẩy trắng vải sợi, xử lý nước, chế biến thực phẩm, dược phẩm, thuốc sâu…
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Sodium hydroxide |
Tên hóa học | Natri hydroxit, Caustic soda flake, Xút |
Công thức hóa học | NaOH |
CAS | 1310-73-2 |
Xuất xứ | Trung Quốc |
Đóng gói | 25kg/bao |
Natri hydroxit khi ở dạng rắn có tên là xút vảy. Đây là là một chất rắn không màu dạng vảy hoặc màu trắng, đây là hóa chất cơ bản được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đa dạng ngành nghề, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất giấy, xà phòng, tẩy trắng vải sợi, xử lý nước, chế biến thực phẩm…
Mục lục
- Xút vảy Natri hydroxit là gì?
- Cấu trúc phân tử của Natri hydroxit
- Những tính chất lý hóa đặc trưng của Natri hydroxit
- 1 Tính chất vật lý của xút vảy NaOH
- 2 Những tính chất hóa học của NaOH
- Điều chế/Sản xuất hóa chất xút NaOH ra sao?
- Những ứng dụng quan trọng của Natri hydroxit
- Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản xút vảy NaOH
- Mua Xút vảy NaOH 99 ở đâu uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội, TP HCM?
12.1. Xút vảy Natri hydroxit là gì?
Natri hydroxit hay sodium hydroxide có công thức hóa học là NaOH hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da là một hợp chất vô cơ của natri. Nó sẽ tạo thành dung dịch Bazơ mạnh khi hòa tan trong nước trong quá trình phản ứng sẽ tỏa ra nhiều nhiệt nên hết sức cẩn thận. Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, sản xuất nhôm, dệt nhuộm, chế tạo xà phòng, tổng hợp nên chất tẩy rửa…
Natri hydroxit tồn tại ở dạng chất rắn có màu trắng viên, vảy hoặc hạt. Xút rất dễ hấp thụ khí CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín.Nó phản ứng mãnh liệt với nước đồng thời tỏa gia một lượng nhiệt lớn. Đồng thời Xút cũng hòa tan trong các dung môi khác nhứ: etanol, metanol, ete.
Xút vảy Natri hydroxit là gì
12.2. Cấu trúc phân tử của Natri hydroxit
Natri hydroxit được tạo thành từ 1 nguyên tử Natri mang điện tích dương và nhóm hydroxy – OH mang điện tích âm. Chúng được nói với nhau qua liên kết ion. Đây là 1 liên kết không bền nên dung dịch NaOH rất dễ xảy ra phản ứng.
Cấu trúc phân tử của NaOH
12.3. Những tính chất lý hóa đặc trưng của Natri hydroxit
12.3.1. Tính chất vật lý của xút vảy NaOH
Xút tinh khiết là chất rắn có màu trắng tồn tại dưới dạng viên, vảy hoặc hạt. Nó có tính hút ẩm rất cao, dễ chảy nước nên nó thường được bảo quản ở trong bao bì PPE kín, cách không khí tốt.
12.3.2. Những tính chất hóa học của NaOH
Đặc biệt xút sẽ mất ổn định khi tiếp xúc với các chất không tương thích, hơi nước, không khí ẩm, hầu hết chúng phản ứng mạnh với kim loại. Xút có phản ứng với các loại chất khử, chất oxy hóa, acid kiềm và hơi nước.
- NaOH phản ứng với các axit tạo thành muối và nước:
NaOH + HCl -> NaCl + H2O
- Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối tương ứng và thủy phân este.
- Xút còn phản ứng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.
- Phản ứng với muối tạo thành bazo mới và muối mới.
12.4. Điều chế/Sản xuất hóa chất xút NaOH ra sao?
Để điều chế, sản xuất hóa chất xút NaOH, người ta thường áp dụng các phương pháp như sau:
- Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo:
2Na+ + 2H2O + 2e- → H2 + NaOH
- Sản xuất bằng phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:
NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
12.5. Những ứng dụng quan trọng của Natri hydroxit
Xút – hóa chất sodium hydroxide là hóa chất rất quan trọng trong cuộc sống, nó được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề sản xuất như:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy, bột giặt.
- Sản xuất tơ nhân tạo: Hóa chất này có tác dụng phân hủy những sản phẩm phụ độc hại cụ thể như ligin.
- Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy… dùng để tẩy trắng.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất.
- Xút còn được dùng để xử lý nươc thải và là chất để diều chỉnh độ pH của nước trong môi trường chứa nhiều muối và axit.
- Nó còn được dùng để chế biết dầu mỏ và một số ngành công nghiệp khác.
- Các ứng dụng khác của NaOH: Dùng trong ngành chế biến thực phẩm như pha chế dung dịch rủa chai lọ hay thiết bị trong nhà máy bia, pha chế chất xử lý rau củ quả trước khi cho vào đóng thùng…
Xút vảy có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống
12.6. Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản xút vảy NaOH
- Nếu thường xuyên hít phải xút sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương nghiêm trọng hệ hô hấp, tổn thương cho khí quản, phổi.
- Nếu để hóa chất xút vào da sẽ bị hiện tượng bỏng rát, nóng rất khó chịu, kèm theo nhớt da và sưng phù. Nó sẽ ăn mòn nếu trức tiếp nếu dính vào quần áo gây nên ố màu, mục vải…
- Nếu để hóa chất bắn vào mắt sẽ gây nên hiện tượng sưng phù, bỏng giác mác, nguy cơ hoại tử mắt là cực kĩ cao có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Do hóa chất này có tính hút ẩm rất cao và phản ứng mãnh liệt với nước nên lúc pha cần pha xút bằng nước lạnh
13. Mật rỉ đường, Việt Nam, 25kg/can
Mô tả nhanh
Rỉ đường hay rỉ mật, mật rỉ đường, còn được gọi ngắn gọn là mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường (đường mía, đường nho, đường củ cải). Chất lượng của rỉ đường phụ thuộc vào độ chín của mía hoặc củ cải nguyên liệu, lượng đường chiết được và phương pháp chiết đường.
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Mật rỉ đường |
Xuất xứ | Vietchem – Việt Nam |
Tính chất | Chất lỏng, màu nâu đen, sánh, mùi thơm, vị ngọt |
Đóng gói | 25kg/can hoặc 30kg/can |
Bảo quản | Nơi khô ráo, thoáng mát |
Mật rỉ đường được sản xuất từ mía, nho hoặc củ cải, sản phẩm được sử dụng phổ biến trong thực phẩm, xử lý nước nuôi trồng thủy sản, Đóng gói 25kg/can hoặc 30kg/can, dạng lỏng màu nâu đen, có mùi thơm và vị ngọt. Thông tin, tính chất và ứng dụng của mật rỉ đường được cập nhật liên tục trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Mật rỉ đường là gì?
- Tính chất của mật rỉ đường
- Sản xuất mật rỉ đường
- Mục đích sử dụng mật rỉ đường trong cuộc sống
- 1. Trong ngành thực phẩm
- 2. Trong nuôi trồng thủy sản
- 3. Trong sản xuất công nghiệp
- 4. Trong ngành nông nghiệp
- 5. Mật rỉ đường xong xử lý nước thải
13.1. Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường (rỉ đường) là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu là sucroza với một ít fructoza và glucoza. Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.
Mật rỉ đường dạng lỏng, màu nâu sánh mịn
13.2. Tính chất của mật rỉ đường
Mật rỉ đường có dạng lỏng, hơi sánh đặc và có màu nâu đen. Độ sánh và độ đậm màu của mật rỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mật rỉ đường nguyên chất gần như là một dung dịch đồng nhất và có khả năng hòa tan tốt trong nước.
Thành phần của mật rỉ rất khó dự đoán chính xác vì nó còn phụ thuộc vào giống mía, điều kiện thời tiết, đặc điểm thổ nhưỡng và giai đoạn thu hoạch mía, đặc biệt là nó chịu ảnh hưởng rất nhiều của quy trình sản xuất của từng nhà máy. Do vậy, mật rỉ đường có khả năng thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị và độ nhớt. Tuy nhiên, dù các nhân tố ảnh hưởng tới mật rỉ có như thế nào thì trong mật rỉ vẫn có những thành phần chính chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza.
Những tính chất lý hóa của rỉ mật
13.3. Tiêu chuẩn mật rỉ đường
+> Thành phần dinh dưỡng
Thành phần | Trung bình | Biến động |
Nước | 20 | 17 – 25 |
Sucroza | 35 | 30 – 40 |
Glucoza | 7 | 4 – 9 |
Fructoza | 9 | 5 – 12 |
Các chất khử khác | 3 | 1 – 5 |
Các gluxit khác | 4 | 2 – 5 |
Khoáng | 12 | 7 – 15 |
Các chất chứa N | 4,5 | 2 – 6 |
Các axit không chứa N | 5 | 2 – 8 |
Sáp, sterol và phôtpholipit | 0,4 | 0,1 – 1 |
+> Thành phần hữu cơ
Thành phần | Rỉ mật cải đường | Rỉ mật mía |
Sucroza | 66 | 44 |
Fructoza | 1 | 13 |
Glucoza | 1 | 10 |
Axit amin | 8 | 3 |
Các chất khác | 24 | 30 |
Sản lượng mật rỉ đường bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất, trong đó, cứ khoảng 100 tấn mía đem ép thì có tới 3 – 4 tấn rỉ mật được sản xuất.
13.4. Sản xuất mật rỉ đường
Mật rỉ đường có thể sản xuất từ mía, củ cải đường hoặc một số cây carob, nho, chà là, lựu. Trong đó, 75% sản lượng mật rỉ đường sản xuất ra là được làm từ mía và gần 25% là làm từ củ cải đường.
75% sản lượng mật rỉ đường sản xuất ra là được làm từ mía
Dưới đây là quy trình sản xuất mật rỉ đường từ mía, cụ thể như sau:
- Thu hoạch mía, cắt bỏ lá. Đem nghiền hoặc cắt nhỏ thân cây để ép lấy nước.
- Đun sôi phần nước để cô đặc cho đến khi tạo nên các tinh thể đường.
- Tách các tinh thể đường ra và phần mật mía thu được sẽ tiếp tục mang đi cô lên.
- Cô đặc khoảng 3 lần đến khi bằng các biện pháp thông thường gần như không thể tạo thêm các tinh thể đường. Chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường.
13.5. Mục đích sử dụng mật rỉ đường trong cuộc sống
13.5. 1. Trong ngành thực phẩm
- Là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình lên men để sản xuất cồn ethanol, rượu chum, axit amin, nấm men, axit citric.
- Tạo hương thơm trong sản xuất thuốc lá và một số loại bia có màu tối.
- Là chất phụ gia chiếm tới 50% thành phần để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để thay thế ngũ cốc trong chăn nuôi và là giải pháp để chăn nuôi thâm canh, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới.
13.5.2. Trong nuôi trồng thủy sản
- Bổ sung nguồn carbon giúp loại bỏ khí amoniac và nito dioxit có hại trong ao nuôi tôm
- Kiểm soát hiệu quả nồng độ pH nhờ đảm bảo mật độ tảo ổn định trong ao.
- Mật rỉ được dùng để ủ chung với men vi sinh, ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Sử dụng mật rỉ trong nuôi trông thủy sản giúp kiểm soát các yếu tố chất lượng nước
13.5.3. Trong sản xuất công nghiệp
- Sử dụng mật rỉ đường trong ngành sản xuất gạch ngói
- Là thành phần được dùng kết hợp với keo dùng trong ngành in ấn.
- Sản xuất cồn etylic để làm nhiên liệu vận hành cho động cơ.
13.5.4. Trong ngành nông nghiệp
- Bón vào đất trồng để bổ sung dưỡng chất, góp phần tăng hoạt tính sinh học của đất.
- Trong thủy canh, mật rỉ đường được dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
13.5.5. Mật rỉ đường xong xử lý nước thải
- Rỉ đường cung cấp nguồn carbon (C) cần thiết để nuôi dưỡng các vi sinh vật hiếu khí. Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất có trong mật rỉ cũng góp phần hiệu quả vào việc nuôi dưỡng vi sinh trong môi trường nước thải có rất ít chất dinh dưỡng.
- Để xác định được liều lượng mật rỉ đường cần dùng cho hệ thống xử lý nước thảithì cần phải đo lượng Amonia tổng số và Nitrat. Liều lượng dùng mật rỉ đường sẽ được xác định dựa vào hiện trạng hoạt động của hệ thống và tình trạng bùn hoạt tính, sau đó thông qua các tính toán để cân đối theo tỷ lệ COD:N: P = 100:5:1.
14. Than bột hoạt tính, Việt Nam, 25kg/bao
Mô tả nhanh
Than hoạt tính dạng bột có khả năng hấp phụ mạnh do có diện tích bề mặt lớn. … Dạng bột mịn màu đen, khô. CTHH: C, CAS: 7440-44-0, Xuất xứ: Việt Nam. Quy cách đóng gói: 25kg/bao. Than hoạt tính có thể hấp phụ cả chất vô cơ và hữu cơ, các chất phân cực và không phân cự, đặc biệt là các chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn…Dùng trong lọc nước sinh hoạt, nước công nghiệp.
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Than bột hoạt tính |
Công thức hóa học | C |
Xuất xứ | Việt Nam |
CAS | 7440-44-0 |
Quy cách | 25kg/bao |
Ứng dụng | – Dùng cho lọc nước giải khát, nước khoáng, rượu bia, nước uống đóng chai – Dùng cho lọc nước sinh hoạt, lọc nước ao hồ, nuội trồng thủy hải sản – Dùng cho lọc nước thải công nghiệp, nước thải đô thị |
Tính chất | – Dạng bột màu đen, khô, rời. Thông số kĩ thuật – Tỷ trọng: 650 – 700kg/m3 – Độ ẩm: 5 – 8% – pH: 3,5 – 5,0 – Độ hấp phụ: 4,11 – 10,07 Mmol/g – Độ bền: >96% – Bề mặt riêng: 800 – 1800 m2/g |
Bảo quản | – Bảo quản nơi khô, mát. – Mở ra nên sử dụng ngay |
Mục lục
- Than bột hoạt tính là gì?
- Những tính chất, đặc điểm nổi bật của than bột hoạt tính
- Phân biệt than hoạt tính và than tre như thế nào?
- Những ứng dụng của than bột hoạt tính là gì?
- 1 Ứng dụng trong công nghiệp của than hoạt tính
- 2 Ứng dụng trong y tế
- 3 Những ứng dụng trong nông nghiệp
- 4 Vai trò trong ngành mỹ phẩm của than hoạt tính
- Mua than bột hoạt tính ở đâu uy tín, chất lượng?
14.1. Than bột hoạt tính là gì?
Than hoạt tính là một dạng thù hình đặc trưng của carbon, có tên khoa học là Activated carbon. Được xử lý ở nhiệt độ cao nhằm tạo ra những lỗ rỗng, kích thước bé đồng thời có thể tích nhỏ nhằm mục đích tăng lên diện tích bề mặt cho hấp phụ hoặc làm cho các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn bình thường.
Cấu trúc rỗng của than hoạt tính
14.2. Những tính chất, đặc điểm nổi bật của than bột hoạt tính
Than hoạt tính là loại màu đen, được làm từ than bùn, than đá, thanh cốc, than xương, mùn cưa hoặc than sinh học (như gáo dừa, vỏ trái cây, rơm,…).
Chúng được xử lý ở nhiệt độ rất cao để làm thay đổi cấu trúc bên trong, trở nên xốp hơn so với các loại than khác.
Nhờ đặc tính xốp và mang điện tích âm, nên than hoạt tính có khả năng hút các phân tử mang điện tích dương – chính là các chất độc và khí độc trong cơ thể.
14.3. Phân biệt than hoạt tính và than tre như thế nào?
Hiện nay, rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa than hoạt tính, than củi và than tre, vì cơ bản khi nhìn bên ngoài chúng khá giống nhau.
Tuy nhiên, chúng là các loại than khác nhau. Cùng tìm hiểu một số yếu tố dưới đây để phân biệt than hoạt tính và than tre một cách rõ ràng nhất:
Than hoạt tính | Than tre | |
Sản xuất từ | Gỗ, than đá, than củi hay than sinh học (như vỏ trái cây, xơ dừa,…) | Thân tre |
Đặc tính | – Màu đen. – Kích thước hạt to hơn than tre, có độ cứng nhất định. | – Màu đen tuyền, không mùi và không vị. – Kích thước hạt siêu nhỏ, siêu mịn. |
Ứng dụng | – Trong công nghiệp: Xử lý chất thải, lọc không khí trong mặt nạ phòng độc (hay khẩu trang), lọc nước,… – Ứng dụng trong y tế: Là thành phần của thuốc trị đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. | – Trong thực phẩm chế biến: Làm bánh, làm kem, thức uống,… – Trong làm đẹp: Thành phần trong các loại mặt nạ, mỹ phẩm chăm sóc da. |
14.4. Những ứng dụng của than bột hoạt tính là gì?
Than bột hoạt tính có giá thành rẻ, nguyên liệu đa dạng, dễ kiếm nên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống như:
Ứng dụng của than hoạt tính
14.4.1 Ứng dụng trong công nghiệp của than hoạt tính
Hơn 80% sản lượng than bột hoạt tính được dùng để làm chất độn trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất như: công nghiệp sản xuất cao su, trong đó 70% được sử dụng vào việc sản xuất ra săm, lốp. Còn lại dùng để sản xuất vật liệu cơ học. Số ít còn lại sử dụng bổ trợ những ngành công nghiệp khác.
14.4.2 Ứng dụng trong y tế
Được biết đến với tác dụng quan trọng trong việc phòng chống ngộ độc nó dùng làm thuốc chống độc, mặt nạ phòng độc.
Ở dạng viên, chúng được sử dụng cho các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi,…
Dạng viên chuyên dụng chữa bệnh
14.4.3 Những ứng dụng trong nông nghiệp
Than được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ nên nó còn được biết đến với cái tên phân bón tự nhiên Biochar có tác dụng cải tạo đất khá tốt, tạo độ tơi xốp, tăng khả năng giữ đất, giữu ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt cho đất. Ức chế sự tăng trưởng và sinh sản của vi sinh vật có hại như vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh cho cây trồng, đào thải dư lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học cây không hấp thụ hết…
Dùng than để xử lý nguồn nước nuôi trồng thủy sản.
14.4.4 Vai trò trong ngành mỹ phẩm của than hoạt tính
Đối với ngành mỹ phẩm, than hoạt tính được biết với khả năng tẩy độc, thanh lọc da, khử vi khuẩn, khử mùi cơ thể, giải độc ngộ độc thực phẩm. Là sản phẩm tẩy rửa cho mặt và toàn thân, mặt nạ, kem massage mặt, mỹ phẩm trang điểm: mascara, kẻ lông mày, phấn mắt dạng nước. Dùng làm kem đánh răng làm trắng răng, tẩy tế bào chết…
14.4.5 Ứng dụng trong lọc nước
Than hoạt tính hoạt động dựa trên 2 cơ chế, cụ thể:
- Cơ chế vật lý:Khi nguồn nước nhiễm bẩn đi qua lõi lọc, với cấu trúc xơ rỗng và diện tích bề mặt lớn, than hoạt tinh sẽ hấp phụ và giữ lại các cặn bẩn và chất ô nhiễm.
- Cơ chế hút bám:Nhờ cấu trúc tổ mà than hoạt tính có thể tạo ra bề mặt nội bộ lớn và có lực hấp dẫn thu hút các phân tử khác. Đồng thời, với đặc tính không hút nước nhưng hấp thụ dầu mỡ, than hoạt tính có tác dụng mạnh với rất nhiều loại hóa chất chứa Clo, Benzen hoặc các hóa chất công nghiệp có thể hòa tan trong nước.
Than hoạt tính có vai trò quan trọng trong lọc nước hiện nay
15. Chlorine Hi-Chlon Ca(OCl)2 70%, Nhật Bản, 45kg/thùng
Mô tả nhanh
Chlorine Hi-Chlon 70% Nhật. Tên gọi khác: Clorin, Calcium hypochlorite, Clorua vôi. CTHH: Ca(OCl)2 . Xuất xứ: Nhật. CAS: 7778-54-3. Quy cách: 45 kg/thùng. Là chất rắn màu trắng, hút ẩm mạnh. Trong xử lý nước, Clorine chủ yếu được dùng cho giai đoạn khử trùng nước.
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Chlorine Hi-Chlon 70% Nhật |
Tên gọi khác | Calcium hypochlorite, Clorua vôi, Clorin nhật |
Công thức hóa học | Ca(OCl)2 |
CAS | 7778-54-3 |
Hàm lượng | 70% |
Xuất xứ | Nhật Bản |
Quy cách | 45 kg/ thùng |
Chlorine Hi-Chlon hay Calcium hypochlorite là chất rắn màu trắng được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải, nước cấp và khử trùng. Sản phẩm hiện nay được VIETCHEM phân phối số lượng lớn trên thị trường với quy cách 45kg/ thùng, xuất xứ Nhật Bản. Thông tin sản phẩm được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Calcium hypochlorite là gì?
- Tính chất hóa lý của Chlorine 70%
- 1. Tính chất vật lý
- 2. Tính chất hóa học
- Điều chế/sản xuất hóa chất Calcium hypochlorite
- Ứng dụng của Calcium hypochlorite
- 1. Xử lý nước bể bơi
- 2. Xử lý nước cấp, nước giặt công nghiệp
- 3. Xử lý nước nuôi trồng thủy sản
- 4. Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp
- 5. Vệ sinh các điểm cộng đồng
- Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Calcium hypochlorite 70% Nhật Bản
- 1. Lưu ý khi sử dụng
- 2. Lưu ý khi bảo quản
- VIETCHEM – Địa chỉ mua bán Chlorine Nhật Bản
- Báo giá Calcium hypochlorite tại VIETCHEM
15.1. Calcium hypochlorite là gì?
Calcium hypochlorite là hóa chất có tính oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh với các tên gọi khác là: Calcium hypochlorite, Clorua vôi, Clorin nhật, Chlorine 70 Nhật Bản. Chính vì thế mà đây là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi trong tẩy trắng và sát trùng, khử khuẩn trên khắp thế giới.
Chlorine 70 Nhật Bản dạng hạt màu trắng
Riêng tại Việt Nam thì Chlorine Hi-Chlon 70% Nhật Bản được sử dụng với vai trò là chất sát khuẩn trong nuôi trồng thủy sản, dệt nhuộm, xử lý nước thải đô thị, nước cấp dùng cho sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy sản xuất công ngiệp, nước hồ bơi…
Trên thị trường hiện nay chlorine có 2 dạng là clorin khan và chlorine dạng dung dịch. Dù dạng nào thì nó cũng tan hoàn toàn trong nước để tạo ra gốc HCl và OCl.
15.2. Tính chất hóa lý của Chlorine 70%
15.2.1. Tính chất vật lý
- Ngoại quan: Tồn tại ở dạng hạt nhỏ, có màu trắng hoặc màu xám nhẹ.
- Tính tan: Hòa tan trong nước có mùi hắc do clo có sự phân hủy chậm trong không khí ẩm. Ngửi sẽ có thể gây hiện tượng chảy nước mắt và nước mũi.
- Khối lượng phân tử: 142,976 g/mol
- Nhiệt độ sôi: 100°C
- Độ tan: 21g/100ml
15.2.2. Tính chất hóa học
- Công thức hóa học: Ca(OCl)2(canxi hypochlorit) và NaOCl (Natri Hypochlorit) với hàm lượng 70%
- Calcium hypochlorite là một chất oxy hóa mạnh, tiếp xúc với các chất hữu cơ có thể dễ gây cháy nổ.
- Hóa chất dễ bị phân hủy nhưng có tính ổn định. Tại nhiệt độ phòng, canxi hypoclorit phân hủy chậm trong môi trường ẩm, có mùi xốc của khí Clo.
ClO– + H2O → HClO + OH–
- Độ ẩm của hóa chất Calcium hypochlorite 70%, Nhật Bản là 10-14%.
- CaOCl2 phản ứng với axit HCl tạo ra clorua canxi, nước và clo, phương trình như sau:
CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + 2Cl2
Công thức cấu tạo của Calcium hypochlorite
15.3. Điều chế/sản xuất hóa chất Calcium hypochlorite
Hóa chất Calcium hypochlorite được điều chế bằng Ca(OH)2 và Clo ở 30 độ Ctheo phương trình phản ứng như sau:
2Ca(OH)2 + 2Cl2 -> 2H2O + CaCl2 + Ca(ClO)2
Sản phẩm được tạo ra sẽ là nước, CaCl2 và Calcium hypochlorite. Phản ứng này có thể tiến hành theo từng giai đoạn để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sẽ thường có nồng độ canxi hypoclorit khác nhau, lương vôi không chuyển đổi và canxi clorua.
15.4. Ứng dụng của Calcium hypochlorite
Với những tính chất trên mà Calcium hypochlorite hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Cụ thể các ứng dụng như sau:
15.4.1. Xử lý nước bể bơi
Calcium hypochlorite dạng hạt được sử dụng làm hóa chất xử lý nước bể bơi đem đến công dụng vượt trội:
- Khử trùng nước bể bơi
- Xử lý nước nhiễm rêu tảo
- Xử lý nước bị đổi màu
- Xử lý nước bể bơi khi bị hạ nồng độ pH so với mức tiêu chuẩn
Sử dụng Chlorine 70 Nhật Bản xử lý nước bể bơi theo các bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra nồng độ pH và Clo trong nước bể bơi bằng máy đo pH/Clo chuyên dụng (Độ pH chuẩn từ 7.2 – 7.6; Độ Clo chuẩn từ 0.6 – 1.5mg/l)
- Bước 2: Lựa chọn hóa chất Chlorine Hi-Chlon Ca(OCl)270%, Nhật Bản, 45kg/thùng.
- Bước 3: Tiến hành pha loãng hóa Ca(OCl)2với nước rồi rải đều xung quanh bể bơi với liều lượng 5g hóa chất cho 1m3 bể bơi. Sau đó, bật hệ thống lọc tuần hoàn trong vài giờ.
- Bước 4: Sử dụng máy đo pH/ Clo xem nước đã đạt chuẩn chưa để xử lý cho đến khi đạt chuẩn.
=> Lưu ý: Nên bơi sau ít nhất 8 giờ kể từ khi đổ hỗn hợp dung dịch tránh tình trạng dị ứng da và mắt hoặc hỏng áo tắm.
Chlorine 70 xử lý nước hồ bơi hiệu quả
15.4.2. Xử lý nước cấp, nước giặt công nghiệp
Calcium hypochlorite được sử dụng phổ biến trong nước thải sinh hoạt với liều lượng nhất định.
Ca(OCl)2 còn được dùng để xử lý nước thải cho ngành công nghiệp giặt tẩy với vai trò chính là khử trùng nước trước khi thải ra ngoài môi trường.
15.4.3. Xử lý nước nuôi trồng thủy sản
Ca(OCl)2 được sử dụng làm chất diệt khuẩn, khử trùng nước nuôi tôm, nuôi cá. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và theo khuyến cáo của chuyên gia, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và tôm cá trong ao.
15.4.4. Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp
Là nguyên liệu sản xuất nước sơn, chất tạo bọt, thuốc trừ sây, chất hòa tan, hóa chất chống đông. Công dụng tẩy trắng cho ngành công nghiệp sản xuất bông, vải sợi, sản xuất giấy.
15.4.5. Vệ sinh các điểm cộng đồng
Chlorine 70 Nhật Bản với tính sát khuẩn cao nên được sử dụng phổ biến để khử trùng, vệ sinh các địa điểm công cộng. Ngoài ra, sản phẩm còn được dùng để tẩy uế sau bão lụt, khử khuẩn diệt virus – vi khuẩn gây bệnh.
Khử khuẩn cộng đồng bằng canxi hypoclorit, ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh
15.5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Calcium hypochlorite 70% Nhật Bản
15.5.1. Lưu ý khi sử dụng
Gần như mọi loại hóa chất nào khi sử dụng đều tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn và Chlorine Nhật Bản cũng tương tự như vậy. Mặc dù sử dụng Calcium hypochlorite Nhật Bản trong xử lý nước thải mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ có tác động xấu đến môi trường và cả sức khỏe của người sử dụng nó cũng như những người xung quanh.
Chlorine Hi-Chlon Ca(OCl)2 70% Nhật Bản là hợp chất có thành phần Clo lớn nên khi sử dụng cần tính toán chính xác trước liều lượng để dùng làm chất khử trùng, đặc biệt là khử trùng cho nước ăn uống, sinh hoạt.
Nếu để hàm lượng Clo dư thừa quá lớn, vượt mức an toàn về tiêu chuẩn Clo thì có thể gây độc. Ngoài ra cần tính toán thời gian lưu phản ứng để tránh lãng phí hóa chất cũng như đảm bảo hiệu quả khử trùng là tốt nhất. Thời gian lưu phản ứng tối ưu nhất là từ 1 – 2 giờ
15.5.2. Lưu ý khi bảo quản
Bảo quản hóa chất trong thùng nhựa ở nơi khô mát, tránh xa các vật liệu hữu cơ và các nguồn nhiệt vì nó phân huỷ nhanh khi ở nhiệt độ cao, đồng thời phát ra khí Clo độc hại.
Khi tiếp xúc với hoá chất cần mang đủ đồ bảo hộ lao động (khẩu trang, gang tay, mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ, ủng,… )