Sàn Vinyl chống tĩnh điện được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất điện tử, chế tạo vi điện tử, lắp ráp bảng mạch, kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện tử, phòng sạch, phòng thí nghiệm và cơ sở R&D có yêu cầu kiểm soát chống tĩnh điện. Bởi vì các thiết bị điện tử có vi mạch có độ nhạy cao đặc biệt dễ bị hư hỏng do dòng điện tăng đột ngột mà nguyên nhân chính là sự phóng điện tĩnh.
Xem nhanh
Tìm hiểu về tĩnh điện
Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Tĩnh điện thường xảy ra khi ma sát, áp lực , tiếp xúc hoặc có sự tách rời.
Tĩnh điện để lại hậu quả rất nghiêm trọng trong quá trình sản xuất. 2 biểu hiện chính gây ra hậu quả của tĩnh điện là:
- Gây ra hiện tượng bám dính: ảnh hưởng trực tiếp đến việc lắp ráp linh kiện điện tử.
- Gây hiện tượng phóng điện: làm hỏng các trang thiêt bị điện tử, hay gây hỏa hoạn trong ngành công nghiệp chất đốt, khí đốt.
Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?
Sàn nhựa PVC là 1 loại sàn nhựa được làm từ nhựa PVC được tổng hợp chủ yếu từ dầu thô. Sàn nhựa vinyl là một dạng cao cấp của sàn PVC, ngoài những tính năng chính của sàn nhựa, sàn vinyl được trang bị thêm nhiều tính năng nổi trội hơn.
Sàn vinyl có 2 loại chính là: sàn vinyl chống tĩnh điện và sàn vinyl không chống tĩnh điện. Chính vì có khả năng triệt tiêu hiện tượng tĩnh điện trong cuộc sống và sản xuất nên sàn vinyl chống tĩnh điện được ưa chuộng nhiều hơn.
Từ tác dụng chống tĩnh điện đó mà sàn vinyl hạn chế cháy nổ do chập điện hay các nguy cơ khác liên quan tới quá trình sử dụng điện mang lại cảm giác an tâm và an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn vinyl chống tĩnh điện được được cấu tạo từ 4 lớp ép chặt vào nhau, mỗi lớp mang 1 tác dụng khác nhau qua đó tạo nên 1 tấm sàn chất lượng phục vụ chúng ta.
- Lớp đầu tiên là lớp bề mặt hay lớp layer. Lớp này được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp trong suốt và axit nhôm. Với đặc điểm trong suốt và có tác dụng chống thấm nước cực kì hiệu quả cũng như chống bám bẩn và có thể hạn chế sự trầy xước nhanh chóng cho bề mặt sàn, đây chính lớp áo ngoài vững chãi bảo vệ cho sàn.
- Lớp thứ hai là lớp in. Đây chính là bộ mặt của sàn khi lớp này được thiết kế để đem lại những hoa văn trang trí, màu sắc của tấm sàn, qua đó làm thỏa mãn thị yếu của người dùng.
- Lớp thứ ba là lớp lót, Với cấu tạo là miếng xốp lớn, lớp này đem lại độ đàn hồi hay sự dẻo dai của sàn.
- Lớp cuối cùng là lớp đế. Đây chính là khung xương của sàn khi có tác dụng tạo độ cứng cho sàn. Nó giữ thăng bằng cũng như sự ổn định cho các thanh PCV khi được gắn vào sàn, giúp nó không bị xê dịch.
Quan trọng hơn, đi trong lòng các lớp này là 1 hệ thống mạch carbon. Hệ thống này được bố dày đặc và chằng chịt trong các tấm thảm.
Ưu điểm của sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn vinyl chống tĩnh điện không chỉ bảo vệ trang thiết bị điện tử và ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:
Bền và an toàn: Sàn có độ bền cao, chống trầy xước, không trơn trượt, kháng hóa chất, nấm mốc và kháng khuẩn. Điều này đảm bảo sàn an toàn cho người làm việc và thiết bị.
Dễ dàng vệ sinh: Sàn dễ dàng lau chùi, loại bỏ vết bẩn một cách nhanh chóng.
An toàn cho sức khỏe: Sàn chống tĩnh điện giúp loại bỏ dòng điện tĩnh trong cơ thể con người, giảm nguy cơ cháy nổ. Điều này tạo điều kiện an toàn và tăng hiệu suất làm việc.
Giảm tiếng ồn: Sàn giúp giảm tiếng ồn và tiếng động trong môi trường làm việc.
Thẩm mỹ và đa dạng mẫu mã: Có nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, phù hợp với các không gian và yêu cầu của người dùng.
Tính linh hoạt và đàn hồi: Sàn vinyl linh hoạt, đàn hồi và dẻo cao, tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.
Chịu lực tốt: Sàn không nứt, không vỡ, không gãy, có khả năng chịu lực cao.
Không bị lõm và phẳng tuyệt đối: Sàn không bị lõm, không có đường nối nhiều và đảm bảo độ phẳng cao.
Dễ vận chuyển: Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển hơn so với các vật liệu khác.
Thi công và bảo quản dễ dàng: Sàn dễ dàng trong việc thi công, bảo quản và bảo dưỡng.
Giá thành hợp lý: Giá thành của sàn vinyl thường rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.
Như vậy, sàn vinyl chống tĩnh điện không chỉ giúp bảo vệ thiết bị và người làm việc mà còn cung cấp nhiều ưu điểm về tính năng, thẩm mỹ và an toàn.
Ứng dụng của sàn vinyl chống tĩnh điện
Dùng cho không gian làm việc của ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, công nghệ viễn thông, môi trường y tế… Điển hình như nhà máy điện tử Samsung, phòng Labo, phòng sạch, phòng máy sever…
Phòng sạch cao cấp, tòa nhà thông minh, hệ thống máy tính văn phòng, trường học
Phòng máy tính, phòng thí nghiệm, tổng đài / điện thoại di động, cơ sở kiểm soát trung tâm, trung tâm kiểm soát tạp âm, lọc đòi hỏi tính thân thiện môi trường cao.
Nhà ở, căn hộ cao cấp tạo nên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và hiện đại.
Nguyên lý hoạt động của sàn Vinyl chống tĩnh điện
Trong cuộc sống hàng ngày thì những hoạt động sống hàng ngày hay sản xuất đều có thể gây ma sát, áp lực , tiếp xúc hoặc có sự tách rời, từ đó gây ra sự vận động có chiếu của các hạt mang điện tích từ đó gây ra hiện tượng phân ly điện cực của các đồ vật , sàn nhà- hiện tượng này chính là hiện tượng tĩnh điện.
Những hoạt động thường ngày như đi lại trên sàn bình thường có thể gây ra dòng tĩnh điện 5000 V. Đối với Sàn Vinyl thông thường dòng điện chỉ khoảng 3500V. Đặc biệt đối với sàn Vinyl chống tĩnh điện, dòng điện sinh ra nếu có chỉ nhỏ hơn 12V. Trong khi đó 1 người có thể bị giật ở 1 dòng điện 3000 V còn đồ vật hỏng ở mức vài chục V.
Sàn vinyl chống tĩnh điện được thiết kế sử dụng các hợp chất dẫn điện để dẫn lưu các hạt mang điện tích qua các mạch carbon mà xuống đến lớp keo dẫn điện bên dưới. Rồi từ lớp keo này, các hạt điện tĩnh được dẫn qua 1 dây đồng nhỏ mà được dẫn xuống nền hay vật liệu dẫn điện như cột thép qua đó mà triệt tiêu được sự phân cực hay hiện tượng tĩnh điện.
Những lưu ý trước khi phủ bóng sàn Vinyl chống tĩnh điện
- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hóa chất để hiểu rõ quy trình và an toàn khi sử dụng.
- Khi phủ bóng chống tĩnh điện cần được sử dụng trong môi trường thoáng mát, thông gió, tránh ngộ độc khi sử dụng
- Chuẩn bị đầy đủ công cụ, dụng cụ để phủ bóng chống tĩnh điện: máy vệ sinh sàn, máy hút nước, cây phủ bóng, quạt thổi,máy test chỉ số EDS, hóa chất bóc tẩy, phủ bóng sàn…
- Cần đeo đồ bảo hộ găng tay, kính, khẩu trang để đảm bảo an toàn cho mắt, miệng, tay
- Thử nghiệm hóa chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện ở khu vực nhỏ để đánh giá hiệu quả và an toàn trước khi đưa vào sử dụng diện tích lớn
- Trước khi phủ bóng chống tĩnh điện, cần phải đảm bảo sàn sạch, khô
- Khi đưa sàn vào sử dụng cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng để đảm bảo tính hiệu quả, độ bền của phủ bóng
Nguyên nhân và mục đích của việc vệ sinh bảo dưỡng sàn vinyl chống tĩnh điện
Sau một thời gian dài sử dụng sàn Vinyl chống tĩnh điện sẽ xuất hiện các hiện tượng:
- Bề mặt sàn bị xước bởi nhiều nguyên nhân
- Bề mặt sàn bị bám bẩn, đặc biệt các vết bẩn nặng, các vết đen từ bánh xe
- Bề mặt sàn bị ố vàng, chuyển màu do sử dụng hóa chất lau sàn hàng ngày không đúng loại, bị rơi rớt hóa chất khác
- Độ tĩnh điện không đạt do các vết bẩn ngăn cản sự phóng điện
- Lớp phủ bóng cũ bị mòn đi do quá trình di chuyển đi lại
Mục đích chính của việc bảo dưỡng là khôi phục lại bề mặt sàn trở lại trạng thái ban đầu của sàn, sau đó phủ lớp bảo vệ sàn để đảm bảo sàn không bị các tác động cơ học, hóa lý làm hư hỏng bề mặt sàn mà vẫn đảm bảo được độ chống tĩnh điện.
Quy trình vệ sinh làm sạch sàn trước khi phủ bóng chống tĩnh điện
Trước khi phủ bóng sàn chống tĩnh điện, bước không thể bỏ qua đó là vệ sinh làm sạch bề mặt sàn, quy trình làm sạch như sau:
Bước 1: Chuẩn bị công cụ, dụng cụ
Máy chà sàn
- Vòng quay: 154 – 175 vòng/ phút
- Ưu tiên loại có tạ
Pad chà sàn: Pad đen, pad đỏ: để bóc bóc sàn, làm sạch các vết bẩn, nên sử dụng Pad đen để đạt hiệu quả tối đa.
Máy hút nước hút bụi
- Dùng đầu hút cao su khi hút nước
- Khuyến cáo: sử dụng loại 2 mô tơ, dung tích 70L
Quạt thổi, xô chậu
Bước 2: Test và pha hóa chất
- Sàn bẩn nhẹ: 1 hoá chất pha với 4 – 5 nước, có thể tới 10 nước
- Sàn bẩn nặng: 1 hoá chất pha với 1 nước
- Sàn rất bẩn: 4 hoá chất bóc tẩy + 1 Super + 1 Centrium C + 20 nước
Lưu ý: Test khu vực kín trước khi sử dụng trên diện tích rộng
Bước 3: Phun hóa chất lên bề mặt sàn
- Đổ hoặc phun hoá chất ra sàn từ 6 tới 8m2
- Chờ 3 tới 5 phút để hoá chất thẩm thấu
Lưu ý: Có thể sử dụng bình pha hoá chất trực tiếp ở trên máy chà, tuy nhiên phải lưu ý tốc độ và liều lượng hoá chất chảy xuống từ máy để đạt hiệu quả cao nhất
Bước 4: Chà sàn
- Chà từ trái qua phải hoặc ngược lại và từ trên xuống dưới
- Chà thật chậm để Pad mài đủ thời gian chà sạch vết bẩn, wax cũ
- Khi chà từ trên xuống dưới, lớp chà mới nên đè lớp chà cũ khoảng 10%-20% diện tích.
Lưu ý:
- Sử dụng máy chà có tạ để có lực đè tốt nhất
- Dùng pad đen để đạt hiệu quả cao nhất
- Giữ máy chà đều và chắc tay, tránh máy bị văng, va đập gây tai nạn lao động
Bước 5: Hút nước
- Sử dụng máy hút nước hút từ trên xuống dưới
- Mỗi đường hút cạnh nhau đè lên nhau 10-20% diện tích
- Dùng lực tay để đè chặt đầu hút để đảm bảo hút sạch hóa chất
Lưu ý:
- Kiểm tra thường xuyên lượng nước trong bình chứa
- Vệ sinh thật sạch sẽ sau khi sử dụng, tránh nước thải, rác, mùi hôi tồn đọng trong máy
Bước 6: Chà lại sàn bằng nước sạch
- Chà lại bằng nước tránh tồn dư hoá chất trên bề mặt
- Hút sạch nước bằng máy hút
Lưu ý:
- Tồn dư hoá chất gây hư hại bề mặt sàn
- Khó khăn hoặc có thể không đạt hiệu quả khi phủ bóng
Bước 7: Chờ khô
- Hãy đảm bảo sàn thật khô trước khi phủ bóng
- Dùng quạt hỗ trợ thổi khô
Quy trình phủ bóng sàn vinyl chống tĩnh điện
Bước 1: Kiểm tra sàn
- Trước khi đi vào phủ bóng hãy đảm bảo sàn thật sạch và khô ráo
- Nếu còn vị trí đọng nước, cần lau sạch và khô vị trí đó
- Test chỉ số chống tĩnh điện của sàn bằng máy chuyên dụng
Bước 2: Phủ bóng
- Đổ một lượng hóa chất nhỏ ra giữa sàn, đổ từ trên xuống dưới theo chiều dọc
- Đi cây phủ bóng ở các mép trước: mép cửa, mép tường…
- Tiếp theo đưa chổi phủ bóng theo hình chữ U hoặc hình số 8, đảm bảo lớp phủ sau đè lên 20 – 25% diện tích lớp phủ trước
- Sau khi phủ xong lớp đầu tiên, đợi sàn khô từ 30 – 45p và tiếp tục phủ lớp thứ 2 tương tự lớp thứ nhất.
Bước 3: Nghiệm thu
- Sau khi phủ bóng và đợi sàn khô, test chỉ số chống tĩnh điện ESD của sàn. Chỉ số chống tĩnh điện đạt từ 10^6 tới 10^9
- Lớp phủ bóng cần phải đều ở tất cả góc cạnh, mép của sàn, lớp phủ không loang lổ, trầy xước
- Sau khi phủ bóng, chúng ta cần để 6 tới 8h cho sàn khô và cứng trước khi đưa vào sử dụng.
Những hóa chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện cao cấp
E- Flex Chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện cao cấp
Thông tin chi tiết sản phẩm: Tại đây!
Tech – Lex chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện cao cấp
Thông tin chi tiết sản phẩm: Tại đây!
EAR 7 – Elparex chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện cao cấp
Thông tin chi tiết sản phẩm: Tại đây!
Lý do khách hàng nên mua hàng của Eco One Việt Nam
- Cam kết cung cấp SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT, với GIÁ PHÙ HỢP NHẤT tại Việt Nam.
- Đảm bảo cung cấp các SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG, đầy đủ chứng nhận nguồn gốc và chất lượng (CO, CQ, MSDS, COA).
- Hỗ trợ khách hàng khu chế xuất với KHAI HẢI QUAN MIỄN PHÍ.
- Sở hữu ĐỘI NGŨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP, sẵn sàng khảo sát và tư vấn trực tiếp tại công trình.
- Cam kết ĐỔI TRẢ HOÀN TIỀN NHANH CHÓNG nếu sản phẩm có lỗi từ nhà sản xuất.
- Hỗ trợ giao hàng và THANH TOÁN KHI NHẬN HÀNG để thuận tiện cho khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ VẬN CHUYỂN TẬN NƠI đến 64 tỉnh thành.
- Chiết khấu tùy theo từng DỰ ÁN, có thể lên tới 39%, kèm theo các ƯU ĐÃI, QUÀ TẶNG, KHUYẾN MÃI theo chính sách của công ty.
- Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ tốt nhất và mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
~~~ Liên Hệ ~~
Công Ty TNHH Eco One Việt Nam
Showroom : CN6 Khu công Nghiệp Vừa và Nhỏ Từ Liêm, Từ Liêm, Hà Nội
HotLine: 0904.563.963
Website: https://sieuthichattayrua.com/