Quy trình giặt khô quần áo, đồ vải là quá trình làm sạch mà không cần nước. Chất lỏng làm sạch được sử dụng là dung môi và tất cả quần áo được ngâm và làm sạch trong dung môi, thực tế quá trình này không có nước nên được gọi là giặt khô, giặt hấp. Bài viết này chúng tôi Eco One Việt Nam sẽ đề cập đến quy trình giặt khô là hơi quần áo, đồ vải chuẩn dịch vụ giặt là chuyên nghiệp.
Xem nhanh
1. Giặt khô là gì?
Giặt khô là quá trình trình sử dụng hóa chất dung môi khác so với nước để làm sạch quần áo và sợi dệt may. Dung môi thường được sử dụng thường là tetrachloroethylene (perchloroethylene), trong ngành công nghiệp gọi là perc hoặc PERC hoặc dung môi gốc muối hữu cơ Hydrocacbon.Nó được sử dụng để làm sạch các loại vải tinh tế mà máy giặt và sấy thông thường không làm được.
Giặt khô có nghĩa là không dùng nước mà dùng một số dung môi để làm sạch vải. Nước có thể làm hỏng một số loại vải, như là len lông cừu, da và lụa; đôi khi giặt bằng máy giặt thông thường sẽ làm hỏng cúc áo, vải ren, kim sa và các phụ kiện trang trí mỏng manh khác. Vì thế những đồ này cần được giặt khô. Giặt khô được xem là phương pháp giặt tẩy lý tưởng để loại bỏ các loại chất bẩn như dầu mỡ, chất béo… mà không làm bạc màu, mất nếp trang phục như khi giặt với nước.
2. Vì sao nên giặt khô? Những chất liệu gì cần được giặt khô?
Có một số loại đồ vải rất nhạy cảm với nước nghĩa là không thể chịu được điều kiện giặt thông thường khi sử dụng máy giặt. Với những loại chất liệu này, nhất thiết phải giặt khô hoặc giặt tay nhẹ nhàng với loại hóa chất đặc biệt không chứa xút và các loại chất tẩy.
Một số loại quần áo được nhuộm chất gốc nước (loại thuốc nhuộm mà dung môi chính là nước) sẽ rất dễ bị phai màu trong nước và bám lên những bề mặt vải sáng màu. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt trong dung môi giặt khô và giúp quần áo giặt khô ít bị bạc.
Giặt thường khiến vải dễ co rút
Một số loại chất liệu chứa các sợi được làm từ lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm,… do cấu trúc sợi vải nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị co, rút hoặc dão và nhăn.
Giặt khô đem lại chất lượng tốt hơn
Giặt khô mang đến sự hoàn hảo cho chất liệu vải và giúp giữ chất lượng và hình dáng đồ giặt như ban đầu. Trong thực tế, để tạo kiểu dáng, giữ nếp và độ cứng của các loại quần áo mới, người ta thường phủ một lớp “hồ” đặc biệt. Tuy nhiên khi giặt nước, những lớp “hồ” này thường bị hòa tan trong nước làm mất đi kiểu dáng ban đầu và theo đó dần dần làm mất đi form dáng quần áo.
Điều này rất ít khi xảy ra khi giặt khô, phương pháp giặt này giúp bảo toàn quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sắc lâu hơn.
Những loại quần áo nào nên giặt khô ?
Một số loại quần áo bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô như:
Đồ vest
Quần áo da
Quần áo lông vũ
Trang phục dạ
Trang phục bằng chất liệu tơ tằm
Trang phục bằng len…
3. Quy trình giặt khô chuyên nghiệp diễn ra như thế nào?
Nếu như ở các phương pháp giặt truyền thống thường có quy trình giặt đơn giản thì ngược lại giặt khô lại có quy trình giặt tương đối phức tạp và nhiều bước. Tuy nhiên, sự khác biệt này đã giúp cho phương pháp giặt khô đem lại rất nhiều kết quả tuyệt vời hơn các phương pháp giặt truyền thống. Khi bạn để quần áo của mình tại các cửa hàng giặt là, các nhân viên sẽ tuân theo một quy trình chung với bất kỳ các loại đồ vải nào và chúng được diễn ra qua các bước sau:
Bước 1. Đánh dấu (đính mã) và kiểm tra
- Đầu tiên quần áo, đồ vải sẽ được đính mã, giúp phân biệt của đồ của từng khách hàng. Khâu kiểm tra giúp nhân viên nhận biết đồ giặt của khách có bị rách, bung cúc, hỏng khóa,…
- Nếu quần áo cần được chú ý đặc biệt, chẳng hạn như tẩy vết rượu vang đỏ trên áo sơ mi hoặc ở ống quần thì cần có một mã đặc biệt được đánh dấu nên đồ cần tẩy đó. Tất cả các đơn hàng đều được đánh dấu bằng một mã khác nhau nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm là không bị mất đồ.
- Sau khi kiểm tra nhãn mác, sẽ biết được các lưu ý trước khi tiến hành tẩy điểm và giặt.
Bước 2. Tẩy điểm
- Sau khi đã đính mã và kiểm tra cẩn thận thì sẽ là tiến hành tẩy điểm các vết bẩn nhỏ trên đồ giặt như: vết dầu mỡ, vết bút bi… Đối với những vết bẩn cứng đầu cũng sẽ được xử lý trước để quá trình giặt khô diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Mặc dù có các khuyến nghị khác nhau, có một số trang web giặt khô thì khuyên rằng không cần thiết phải xử lý vết bẩn trước khi giặt và nên thận trọng với việc tẩy điểm này vì có thể sẽ làm cho vết bẩn khó được loại bỏ hơn khi cho vào máy giặt. Bởi vì chất tẩy có nhiều loại khách nhau, chúng được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn trên vải. Điều quan trọng là nhân viên giặt là phải có kinh nghiệm để việc tẩy này không gây rắc rối cho quá trình giặt khô trong máy khiến cho quần áo bị hư hại trầm trọng.
Bước 3: Tiến hành giặt khô
- Đồ giặt sẽ được đưa vào máy giặt khô chuyên dụng có trọng lượng, công suất vừa đủ. Tiếp theo, máy sẽ tự động cung cấp dung môi, hoá chất và tiến hành giặt như bình thường. Đồ giặt cần trải qua 2 – 5 chu trình trình phụ thuộc vào từng chất liệu quần áo, sau đó đồ giặt sẽ được xả và vắt. Tiếp theo, quần áo sẽ được sấy khô để bay hết các chất dung môi trên quần áo.
- Quần áo, đồ vải được làm khô bằng dung dịch trong suốt tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ một cách an toàn khỏi các loại vải mỏng manh và nhạy cảm nhất như: lụa, len, cashmere, da… tất cả các vải được nhà sản xuất khuyến nghị nên giặt khô.
Bước 4: Kiểm tra lần cuối
Sau khi hoàn tất quá trình giặt khô, nhân viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem còn vết bẩn nào trên quần áo không.
Nếu còn chúng sẽ được đem đi xử lý lại. Loại bỏ vết bẩn sau khi cho vào máy giặt là một phần khác của quy trình kiểm tra chất lượng. Sử dụng phương pháp loại bỏ vết bẩn với các thiết bị chuyên dụng và các chế phẩm hóa học sử dụng hơi nước, không khí và chân không. Nếu vết bẩn dạng nước thì dùng nước và hóa chất tẩm ướt để tẩy vết bẩn.
Nếu vết bẩn ở dạng khô như vết dầu mỡ, sơn gốc dầu, sơn móng tay, son,vv… thì dùng dung môi hoặc hóa chất chuyên dụng để loại bỏ.
Một người thợ tận tâm sẽ loại bỏ phần lớn đất và vết bẩn, nhưng luôn có một phần nhỏ các vết bẩn cứng đầu có thể sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn với nhiều lý do khác nhau như:
- Vết bẩn dạng kem do nhiệt và thời gian tạo ra
- Thuốc nhuộm ban đầu bị loang hoặc phai màu
- Các điểm đã tẩy trắng bị phai màu do ánh nắng mặt trời
Bước 5: Là ép và hoàn thiện
- Quần áo được là, ép để tạo phom trở lại cho các quần áo cần phom dáng, đặc biệt như quần âu, áo vest, áo dạ… và cũng để loại bỏ các nếp nhăn sau khi giặt.
- Đây là giai đoạn cuối cùng của hoạt động giặt khô bao gồm hoàn thiện, ép, hấp, là và thực hiện bất kỳ sửa chữa cần thiết nào để phục hồ quần áo.
Bước 6: Giao trả quý khách hàng
5. Hóa chất giặt khô và dung môi giặt khô là hơi
5.1 CHẤT TẨY ĐIỂM TRONG GIẶT KHÔ:
5.1.1 MIDAS Spot Stain Remover Dung dịch tẩy điểm dòng cao cấp
- Sản phẩm trung tính này các thành phần làm sạch từ thực vật tự nhiên, do đó, không gây ra bất kỳ sự hư hại cho quần áo, ghế sofa vải, bộ đồ giường và thảm.
- MIDAS Spot Stain Remover có khả năng thẩm thấu và phá hủy liên kết của các vết bẩn mạnh mẽ, cho phép nó loại bỏ sạch các vết bẩn như cà phê, thực phẩm và các chất bẩn cứng đầu khác.
- Nó tạo cảm giác tươi mát sau khi làm sạch với mùi hương cam tự nhiên tươi mát.
- Hướng dẫn sử dụng:
Xịt trực tiếp lên vết bẩn cách xa 20-25cm. Sử dụng bàn chải mềm hoặc vải để chà nhẹ các vết bẩn cho đến khi nó biến mất.
5.1.2 SUNPOL P STAIN ZERO Nước tẩy điểm đa năng
- Nước tẩy điểm đa năng Sunpol P Stain Zero chuyên dùng để tẩy điểm các đốm bẩn trên vải như máu, vết mỹ phẩm, nhựa cây, đồ uống, dầu mỡ thức ăn, vết mực…
- Xịt trực tiếp chất tẩy lên khu vực có vết bẩn và chờ khoảng 15 phút.
Chà nhẹ với nước sạch hoặc giặt bằng máy giặt.
5.2 DUNG MÔI GIẶT KHÔ
Dung môi được sử dụng phổ biến nhất trong các thiết bị giặt khô hiện nay là Perc và Hydrocarbon.
5.2.1 DUNG MÔI GIẶT KHÔ GỐC MUỐI (PERC)
Dung môi loại này được sử dụng phổ biến tại các tiệm giặt khô là hơi ở Hà Nội, tên gọi đầy đủ của nó là Tetrachlorethylene, hay có tên gọi tắt là PERC.
Dung môi này có hấp lực đặc biệt với các vết bẩn có tính dầu, nên khả năng tẩy sạch chúng rất cao. Tuy nhiên, kèm theo đó dung môi này có thể hòa tan cả các chất liệu là nhựa khác có cùng bản chất, như nhựa vinil hoặc đồ giả da, nên nguy cơ gây hỏng các đồ giặt dùng các chất liệu loại này cũng đặc biệt cao. Hơn nữa, do tỉ trọng lớn hơn nước, nên lực va đập giữa đồ giặt với dung môi giặt khô (lực cơ học) sẽ lớn hơn, một mặt có thể giúp giặt sạch hơn, nhưng mặt khác sẽ có nguy cơ làm vỡ, hỏng cúc hoặc các phụ kiện đính kèm quần áo.
5.2.2 DUNG MÔI GIẶT KHÔ GỐC DẦU MỎ (HYDROCARBON) – Hóa Chất Giặt Khô Isopal L
Là phương pháp giặt khô sử dụng hợp chất hữu cơ Hydrocarbon làm dung môi giặt khô. Loại dung môi này không có hấp lực mạnh với các vết bẩn có tính dầu như PERC, nên khả năng loại bỏ vết bẩn cũng kém hơn.
Ngoài ra, vì hấp lực với các loại vật liệu nhựa tổng hợp cũng thấp hơn PERC, nên các loại đồ giặt bằng nhựa vinyl hay đồ giả da, vốn không thể giặt khô được với PERC thì lại có thể giặt được an toàn với Hydrocarbon. Do tỷ trọng của dung môi hydrocarbon chỉ là 0.8, nên mặc dù lực cơ học khi giặt nhỏ hơn so với PERC, nhưng lại ít gây hư hại cho phụ kiện trang phục.
Isopal L Được nghiên cứu từ tính chất đánh tan các vết bẩn từ dầu mỡ, các chất bẩn có thành phần từ hợp chất hữu cơ của dầu hỏa. Qua các quá trình Cracking dầu mỏ, các nhà khoa học đã sàng lọc lựa chọn tatracloetylen – thành phần hóa học có khả năng hòa tan vết bẩn nhanh chóng, tẩy rửa cực tốt. Tatracloetylen là thành phần chính của hóa chất Isopal L.
Ưu điểm về chất lượng:
- Tẩy sạch các vết bẩn dầu, mỡ, các vết bẩn dạng huyết thanh và các vết bẩn hòa tan trong nước
- Đặc biệt phù hợp với các chất liệu vải nhạy cảm với giặt nước, da và lông thú
- Tạo cảm giác êm dịu của chất vải khi chạm vào
- Tạo cảm giác thoải mái khi mặc đồ
- Chất vải nhìn sáng và rực rỡ hơn
- Giúp bảo vệ vải, tránh phai màu
- Các chất vải được làm sạch có hương thơm tươi, mới
- Được Hiệp Hội Những Công ty Giặt Là tốt nhất của Mỹ khuyên dùng.
Ưu điểm về an toàn sức khỏe:
- An toàn với sản phẩm và người sử dụng
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe của Châu Âu và Mỹ quy định
- An toàn với cộng đồng
Ưu điểm về bảo vệ môi trường
- Thân thiện với môi trường
- Đáp ứng nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Châu Âu và Mỹ
- Có tính phân hủy sinh học.
Sử dụng dung môi giặt khô như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, tối ưu chi phí?
Bài viết trên đã giới thiệu cũng như cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết về quy trình giặt khô và những lưu ý khi sử dụng phương pháp giặt này. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giặt giũ áo quần nhé!
Công Ty TNHH Eco One Việt Nam
HotLine: 0904625025 / Email: Ecoone.chem@gmail.com
Website: https://sieuthichattayrua.com/