Xem nhanh
I. Các phương pháp xử lý nước thải.
Hiện nay có rất nhiều những phương pháp để xử lý nước thải khu công nghiệp. Điển hình tiêu biểu phải kể đến những phương pháp sau:
1. Phương pháp xử lý cơ học:
Xử lý nước thải cơ học đây là phương pháp được đánh giá là đơn giản và dễ tiến hành. Ứng dụng khá phổ biến nhằm mục đích thu gom, loại bỏ toàn bộ các chất thải có trọng lượng, kích thước lớn trong nước. Phương pháp cơ học đang được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau bởi có thể xử lý được hàm lượng cặn thô có trong nước thải.
2. Phương pháp xử lý sinh học:
Cơ chế xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (xử lý nước bằng vi sinh) là vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite.
Mục đích của xử lý nước thải bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.
3. Phương pháp xử lý hóa học:
3.1 Phương pháp trung hòa:
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học trung hòa được thực hiện để giúp thay đổi nồng độ pH của nước thải từ Axit về trung tính với ngưỡng pH trong khoảng 6,5 – 8,5. Ngoài ra, đây còn là điều kiện tốt nhất để vi sinh vật phân hủy các chất ô nhiễm.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp trung hòa chính là phản ứng hóa học xảy ra giữa axit với kiềm; muối với axit hoặc kiềm. Các tác nhân tham gia phản ứng trung hòa, bao gồm:
- Đối với nguồn nước thải chứa axit thì dùng NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH, CaCO3, MgCO3, vôi,…
- Đối với nguồn nước thải nhiễm kim loại nặng thì dùng CaO, CaOH, Na2CO3, NaOH.
- Đối với nguồn nước thải chứa kiềm thì nên sử dụng H2SO4, HNO3, HCl, muối axit.
Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trung hòa gồm nồng độ pH, nồng độ ô nhiễm, lưu lượng nước thải và nhiệt độ.
3.2 Phương pháp oxi hóa khử:
Oxy hóa khử là phương pháp xử lý hóa học sử dụng các chất oxy hóa như Clo dạng khí/hóa lỏng, clorat canxi, dioxit clo, hypoclorit, natri, bicromat kali, pemanganat kali, ozon, oxy không khí,… để làm sạch nước thải. Theo đó, quá trình oxy hóa, các chất độc hại sẽ chuyển hóa thành các chất ít độc hại hơn, tách ra khỏi nước thải. Để hoàn thành quá trình oxy hóa khử này thì cần một lượng lớn các tác nhân hóa học.
3.3 Phương pháp tạo kết tủa
Xử lý nước thải bằng phương pháp này sử dụng cả 2 quá trình kết tủa là canxi cacbonat và hydroxit để loại bỏ và xử lý triệt để các kim loại nặng như Cu, Ni, Mg có ở trong nước thải. Các chất cặn sau khi kết tủa được loại bỏ bằng phương án lắng cặn, tùy vào kim loại để điều chỉnh pH có trong nước thải sao cho phù hợp. Do đó, trước tiên cần phải xác định nồng độ pH có trong nước thải để quá trình kết tủa được thực hiện một cách dễ dàng. Các loại hóa chất kết tủa được sử dụng nhiều nhất gồm: Ferric chloride, Ferric chloride + vôi, Phèn nhôm, Sulfate sắt + vôi.
3.4 Phương pháp oxi hóa:
Những chất thường được dùng để oxy hóa nhiều nhất là HClO, O3, Ca(ClO)2, Cl2, NAClO,… Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng Clo có đặc tính oxy hóa mạnh, được sử dụng để tách H2S, khí phenol,… Khi Clo tác dụng với nước thải sẽ diễn ra loại phản ứng sau:
Cl2 + H2O => HClO + HCl ⇔ H+ + ClO– + Cl–
Tổng Clo, HOCl và OCl- sẽ được gọi là Clo hoạt tính hay Clo tự do. Các chất tham gia quá trình khử bao gồm: H2SO4, SO2, FeSO4, NaHSO3.
3.5 Phương pháp ozon hóa:
Ozone hóa có tính chất oxy hóa rất cao, do đó nó sẽ dễ dàng nhường nguyên tử oxy cho các tạp chất hữu cơ. Các chất này thường được dùng để khử mùi nước thải, các chất tẩy hoặc nhuộm. Sau quá trình ozone hóa, số lượng vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt lên đến hơn 99%.
II. Quy trình xử lý nước thải:
Các bước xử lý nước thải
- Tách rác và xử lý sơ bộ nước thải
- Tách dầu mỡ, lọc qua bể điều hòa
- Xử lý qua bể SBR(Sục khí,lắng chắt cho ra nước trong),
- Xử lý qua bể khử trùng
- Xử lý bùn
III. Hóa chất dùng trong xử lý nước thải mà ECOONE cung cấp.
Hóa chât xử lý nước cơ bản.
Chất Cần Xử Lý | Xử Lý Bậc 1 | Xử Lý Bậc 2 | Xử Lý Bậc 3 |
pH | Trung hòa | ||
Vật lơ lửng và cặn | Song chắn, lắng sơ bộ keo tụ, lắng lọc | ||
BOD(Biological Oxygen Demand) | Lắng, lên men metal trong các bể tự hoại | Bể xử lý bằng bùn hoạt tình Bể lọc sinh học Hồ sinh học | Hấp thụ bằng than hoạt tính Lọc qua màng thẩm thấu ngược |
Nhu cầu về oxy hóa học | Lắng, lên men metal trong các bể tự hoại | Các công trình xử lý bằng bùn hoạt tính, học sinh học Hồ sinh học | Hấp thụ bằng than hoạt tính, lọc qua màng thẩm thấu ngược Oxy hóa bằng Cl, H2O2,O3, KMnO4 |
Dầu mỡ | Các bể tách dầu bằng trọng lực | Keo tụ và tuyến nổi | |
Phenol | Bùn hoạt tính | Hấp thụ bằng than hoạt tính | Hấp thụ bằng than hoạt tính |
Cyanua | Phân hủy bằng các chất oxy hóa, xử lý bằng bùn hoạt tính | Điện phân Lọc qua màng thẩm thấu ngược | |
Crom | Khử Cr+6 thành Cr+3 Keo tụ và lắng | Lọc trao đổi ion Điện phân Lọc qua màng thẩm thấu ngược | |
Sắt, Mangan | Làm thoáng để oxy hóa Oxy hóa, lắng lọc | Lọc trao đổi ion Điện phân | |
Kim loại nặng | Keo tụ, lắng, lọc, oxy hóa khử | Trao đổi ion Điện phân Lọc qua màng thẩm thấu ngược | |
Clo và hợp chất Clo | Trung hòa bằng kiềm hoặc thiosulphate | Hấp thụ bằng than hoạt tính | |
Sulphid | Bùn hoạt tính Oxy hóa bằng hóa chất | Lọc thẩm thấu ngược mùi | |
Mùi | Bùn hoạt tính Oxy hóa bằng hóa chất | Hấp phụ bằng than hoạt tính | |
Mầu | Oxy hóa khử keo tụ và lắng | Hấp phụ bằng than hoạt tính Lọc qua màng thẩm thấu ngược | |
Coliform | Khử trùng bằng hóa chất Sử dụng tia UV |
Các loại hóa chất thường sử dụng để xử lý nước:
Tên hóa chất | Công dụng |
Phèn nhôm (phèn đơn) – Al2(SO4)3.18H2O | Keo tụ |
Phèn kép Amoni – (NH4)Al(SO4)2 | Keo tụ |
Canxi hydroxit – Ca(OH)2 | Nâng pH, khử màu |
CalciumHypochlorite- Ca(OCL)2 | Khử trùng nước |
Than hoạt tính | Khử màu |
Natri hydroxit – NaOH | Nâng pH |
Sắt (III) Clorua – FeCl3 | Keo tụ |
Oxy- H2O2 | Khử trùng nước |
Sắt (II) sunfat – FeSO4.7H2O | Khử màu, keo tụ |
Chất tạo bông 30%, 31% | Keo tụ |
Thuốc tím – KMnO4 | Khử trùng nước |
Axit sulfuric 98% – H2SO4 | Giảm pH |
Polymer anion | Trợ keo tụ |
Polymer cation | Trợ keo tụ |
Mật rỉ đường | Cung cấp chất dinh dưỡng |
Trichloroisocyanuric acid – C3Cl3N3O3 | Khử trùng, khử màu |
Sodium dichloroisocyanurate – C3Cl2N3NaO3 | Khử trùng, diệt khuẩn, khử mùi |
Chlorine dioxide – ClO2 | Khử màu |
Poly Aluminium Chloride – PAC | Keo tụ, trợ lắng |