Công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản hiện đại nhất hiện nay

Xử lý nước thải từ ngành chế biến thủy sản thường chứa các hợp chất hữu cơ, vi sinh vật, động vật phế thải, chất dinh dưỡng và hóa chất. Việc xả nước thải không xử lý trực tiếp vào môi trường tự nhiên có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ sinh thái nước, làm suy giảm nguồn nước sạch và đe dọa sức khỏe con người việc xử lý nước thải ngành thủy sản không chỉ là trách nhiệm của môi trường mà còn là lợi ích dài hạn cho cộng đồng và doanh nghiệp

1. Hiện trạng nước thải ngành chế biến thủy sản

Hiện nay, ngành công nghiệp thủy sản đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến xử lý nước thải. Một số vấn đề chính bao gồm:

  1. Ô nhiễm nước: Do quá trình sản xuất trong các nhà máy chế biến, nuôi trồng thủy sản và xử lý sản phẩm, nước thải chứa các hợp chất hóa học như amoniac, nitrat, phosphat, và chất hữu cơ từ thức ăn cũng như chất thải từ cá, tảo và rong biển. Những chất này có thể gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật nước.
  2. Thiếu hạ tầng xử lý nước thải: Nhiều khu vực sản xuất thủy sản, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, thiếu hạ tầng để xử lý nước thải một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến việc nước thải được xả thẳng vào môi trường mà không qua quá trình xử lý hoặc qua các phương pháp xử lý không đảm bảo.
  3. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe: Việc xả nước thải ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như khả năng phát triển của tảo và rong biển, gây tổn thương đến hệ sinh thái và nguy cơ lây nhiễm cho con người thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản ô nhiễm.

2. Đặc trưng và tiêu chuẩn của nước thải đầu vào – ra của ngành chế biến thủy sản

Các chỉ số nguồn nước thải đầu vào đặc trưng và quy chuẩn Việt Nam về nước thải ngành Thủy sản
Các chỉ số nguồn nước thải đầu vào đặc trưng và quy chuẩn Việt Nam về nước thải ngành Thủy sản

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản
Quy trình xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản

*Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Nước thải đầu vào sẽ đi vào Bể tiếp nhận, tại đây nước thải đi qua Song chắn rác giúp loại bỏ các tạp chất, rác thải có kích thước lớn. Nước thải từ Bể tiếp nhận sẽ đi qua Bể tách mỡ giúp loại bỏ lượng mỡ trên bề mặt bể, tạo điều kiện để hệ xử lý phía sau đạt được hiệu quả tối đa. Sau đó nước thải đi vào Bể điều hòa.

Tại Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải từ xưởng sản xuất thủy sản. Tại đây sẽ giúp ổn định nồng độ các chất ô nhiễm cần xử lý như COD, Nitơ Amonia, Nitơ tổng, Phospho,… trước khi được đưa vào hệ thống xử lý phía sau.

  • Trong quá trình hoạt động của bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản, có những thời điểm nước thải đầu vào có thể chứa nhiều hóa chất tẩy rửa như Clo và các hợp chất tương tự, chủ yếu là do vệ sinh sàn, sát khuẩn,… Nếu không được xử lý và để nó đi vào hệ thống sinh học phía sau, có thể dễ dẫn đến hiện tượng sốc tải vi sinh với nồng độ cao và kéo dài có thể gây chết vi sinh. Để loại bỏ Clo ra khỏi nước thải, ta có thể tăng cường sục khí mạnh tại bể điều hòa, vì Clo khá kém bền.
  • Bể điều hòa có chức năng chính là điều chỉnh nồng độ ô nhiễm ban đầu. Ở đây, việc quản lý khả năng chứa và sục khí được coi là cực kỳ quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất xử lý của toàn bộ hệ thống.

Nước thải từ Bể điều hòa được đưa sang Bể phản ứng – Keo tụ

  • Bể keo tụ tạo bông là nơi diễn ra quá trình tác động giữa hóa chất keo tụ và nước thải. Nước thải được đẩy qua bể keo tụ, trong đó quá trình keo tụ xảy ra với sự tham gia của PAC (Poly Aluminum Chloride) và Polymer. Sau đó, nước thải được chuyển sang bể lắng hóa lý. Tại bể lắng hóa lý, quá trình lắng tự nhiên xảy ra (chia thành bùn hóa lý và nước lắng sau). Bùn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý, còn nước thải sau lắng hóa lý được đưa vào giai đoạn xử lý tiếp theo.
  • Hệ thống hóa lý có nhiệm vụ chủ yếu là tách, loại bỏ các thành phần ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,… Đồng thời, trong quá trình xử lý, chỉ tiêu Phospho cũng được xử lý chủ yếu tại hệ thống này. Hiệu suất xử lý Phospho tổng của toàn bộ hệ thống lớn phần phụ thuộc vào hiệu suất xử lý của hệ thống hóa lý.

Sau quá trình Phản ứng keo tụ, nước thải tự chảy qua đường ống và đến Bể tuyển nổi, nơi có nhiệm vụ xử lý các chất khó keo tụ từ bể keo tụ thông qua việc sử dụng thiết bị cấp khí để xáo trộn. Các khí này sẽ phản ứng với các hạt có trong nước thải, tạo ra các bong bóng khí. Khi lượng bong bóng khí và hạt đủ lớn, lực nổi sẽ đẩy chúng lên bề mặt. Các hạt này tập hợp lại với nhau tạo thành các lớp bọt có chứa nhiều hạt hơn so với nước thải ban đầu. Các lớp bọt bùn nổi trên bề mặt của bể sẽ được gạt đi bên ngoài bề mặt theo định kỳ, trong khi phần nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa tiếp theo để ổn định các chỉ số trước khi vào Hệ xử lý sinh học.

Sau đó, nước thải này chảy tiếp vào Bể UASB kết hợp với Bể Anoxic. Nước thải được đưa vào dưới đáy bể và phân phối đồng đều. Sau đó, nước thải chảy ngược lên xuyên qua màng lọc giá thể và bùn sinh học nhỏ (hay còn gọi là bông bùn), nơi các chất hữu cơ bẩn được tiêu hủy. Các bọt khí methane và carbonic được thu gom và loại bỏ. Tiếp theo, quá trình phân tách nước thải thành hai pha lỏng và rắn diễn ra, pha rắn lưu lại trong lớp bông bùn, pha lỏng tiếp tục chảy qua Bể yếm khí và Aerotank hiếu khí để tiếp tục xử lý.

Bể yếm khí trong hệ thống xử lý nước thải chứa hàng trăm loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và không bắt buộc. Các vi sinh vật này thực hiện hàng loạt phản ứng sinh học để phân hủy và chuyển đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng đơn giản, dễ xử lý. Hiệu suất giảm BOD trong bể có thể lên đến 70%.

Bể aerotank hiếu khí chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, có sự cấp khí liên tục để duy trì trạng thái lơ lửng của bùn trong nước thải và cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật để oxy hóa chất hữu cơ. Trong bể này, các chất lơ lửng đóng vai trò như hạt nhân để vi khuẩn sinh sống và sinh sản, tạo thành bùn hoạt tính. Các vi khuẩn và vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng để chuyển hóa chúng thành chất không hòa tan và tạo tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian ở Bể aerotank không đủ để giảm nhanh chất hữu cơ, do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống ở bể lắng sinh học. Bằng cách tuần hoàn bùn về Bể aerotank, việc duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể được đảm bảo. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về Bể nén bùn hoặc các cơ sở xử lý bùn khác để xử lý.

Bể aerotank cần hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục. Nước thải ở cuối Bể aerotank tiếp tục chảy qua Bể lắng, phần bùn lắng xuống đáy bể và được bơm chìm để tái sử dụng trong bể sinh học. Phần nước sạch tiếp tục trải qua Bể khử trùng, nơi Clorine được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại. Cuối cùng, nước được thoát qua đường ống ra ngoài để tiếp nhận ở nguồn cung cấp.”

4. Hóa chất sử dụng cho quy trình xử lý nước thải ngành thủy sản Eco One cung cấp

4.1. PAC – Poly Aluminium Chloride

Hóa chất xử lý nươc thải hóa chất keo tụ - PAC
Hóa chất xử lý nươc thải hóa chất keo tụ – PAC

4.2. Hóa chất khử trùng

Hóa chất khử trùng - javen
Hóa chất khử trùng – javen

4.3. Hóa chất khử bọt

Hóa chất xử lý nươc thải-hóa chất khử bọt
Hóa chất xử lý nươc thải-hóa chất khử bọt

5. Eco One Việt Nam – Tư vấn, hỗ trợ giải pháp, cung ứng vật tư thiết bị, hóa chất cho ngành xử lý nước thải hiện nay

ECO ONE Việt Nam – Đối tác tận tâm và chuyên nghiệp cung cấp giải pháp, tư vấn và hỗ trợ cho việc xử lý nước thải trong ngành công nghiệp hiện đại.

Chúng tôi là đơn vị tư vấn hàng đầu, cam kết cung cấp giải pháp toàn diện, từ tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ kỹ thuật đến cung ứng vật tư, thiết bị và hóa chất chất lượng cao, giúp ngành công nghiệp xử lý nước thải đạt hiệu suất tối ưu và bảo vệ môi trường.

Chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nước thải đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi luôn đặt sự tiện lợi và hiệu quả của khách hàng lên hàng đầu.

ECO ONE Việt Nam cam kết mang đến các giải pháp hiện đại, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài, đem lại giá trị kéo dài và hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

Hãy đồng hành cùng ECO ONE Việt Nam để chúng ta cùng nhau xây dựng một môi trường sạch và bền vững cho tương lai.

 

CÔNG TY TNHH ECOONE VIỆT NAM

Chi nhánh miền Bắc: Số 8, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0902.164.766

Email: Ninhkysuhoachatecoone@gmail.com

Website: Sieuthichattayrua.com

5/5 (1 Review)